Trầm cảm sau sinh: người chồng đóng vai trò quan trọng

Trầm cảm sau sinh là tình trạng thường gặp ở các sản phụ. Với nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng, quan sát được ghi lại trong các y văn thế giới cho thấy, trầm cảm sau sinh là “sát thủ thầm lặng” góp phần vào các nguyên nhân tử vong ở người mẹ và đem đến không ít hậu quả.

Trầm cảm sau sinh là tình trạng thường gặp ởcác sản phụ. Với nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng, quan sát được ghi lạitrong các y văn thế giới cho thấy, trầm cảm sau sinh là “sát thủ thầm lặng”góp phần vào các nguyên nhân tử vong ở người mẹ và đem đến không ít hậu quả.

Theochuyên gia y tế, dù trầm cảm do nguyên nhân nào thì vai trò của người chồngvẫn chiếm vị trí quan trọng trong hành trình giúp sản phụ thoát khỏi trầmcảm.

Những mức độ tâm lý của sản phụ sau sinh

TheoThạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Như Ngọc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tưvấn sức khỏe sinh sản (CRCRH), y văn chia ra nhiều mức độ để đánh giá tâm lýcủa sản phụ sau khi sinh, gồm:

Buồn sau sinh: tâm trạng buồn chán sau khi sinh được xem là dạng nhẹ.Tình trạng này thường xuất hiện trước 2 tuần lễ sau khi sinh và chiếm đến50- 60% tỉ lệ trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh: người chồng đóng vai trò quan trọng

Trầm cảm sau sinh là tình trạng thường gặp ở các sản phụ.

Trầm cảm sau sinh: chiếm tỉ lệ 10- 15%. Đó là tâm lý chán nản nặng nề,không tha thiết với tất cả những gì xảy ra xung quanh, kể cả đứa trẻ đượcsinh ra. Hầu hết sản phụ trong nhóm này đều có cảm giác bất cứ chuyện gìtrong thời điểm ấy đều quá sức với mình. Vì vậy, họ không muốn tham gia bấtcứ hoạt động nào của gia đình cũng như xã hội; sản phụ cảm thấy mất tự tinvới bản thân, một số trường hợp không được điều trị sớm dễ dẫn đến trạngthái muốn tự tử, hủy hoại bản thân.

Loạn thần: đây là tình trạng hiếm gặp của trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên,hệ quả của tình trạng trên rất nặng nề. Sản phụ sẽ mất khả năng kiểm soáthành vi của mình và dẫn đến loạn thần.

Nguyên nhân

Cónhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh của sản phụ: Sự thayđổi của nội tiết sinh dục, nội tiết của tuyến giáp, cortisol….

Do ditruyền: theo nghiên cứu, ở những phụ nữ có người thân từng bị trầm cảm saukhi sinh thì bản thân họ cũng có nguy cơ bị trầm cảm hơn. Tuy nhiên, 2nguyên nhân trên vẫn chưa nhận được sự thống nhất từ giới chuyên gia. Ngượclại, những nguyên nhân dưới đây nhận được sự đồng thuận vì những nghiên cứurõ ràng hơn như ảnh hưởng từ kinh tế, xã hội: nhà nghèo; đông con; xảy racác biến cố trong gia đình như mất người thân, mất mẹ…

Bêncạnh đó, những người không có người chia sẻ trong giai đoạn này có nguy cơbị trầm cảm gấp 5 lần so với người được chia sẻ.

Nhữngphụ nữ sau sinh nếu rơi vào tình huống bạo hành gia đình thì nguy cơ bị trầmcảm cũng tăng gấp 5 lần.

Nhữngsản phụ có thai ngoài mong muốn cũng là nhóm có nguy cơ bị trầm cảm sausinh. Ngược lại, với những người có thai như mong muốn sẽ giảm đến 80% nguycơ bị trầm cảm.

Tìnhtrạng sức khỏe của đứa trẻ sinh ra cũng ảnh hưởng đến khả năng bị trầm cảm ởmẹ.

Chia sẻ động viên từ chồng giúp giảm trầm cảm

Có thểnói, trong giai đoạn nhạy cảm này, vai trò của người chồng chiếm vị trí rấtquan trọng. Bác sĩ Như Ngọc phân tích, rất nhiều ông chồng nghĩ rằng, chỉcần cung cấp vật chất cho vợ là đủ mà không hề nhận thức được sự quan tâm,chia sẻ bằng hành động và lời nói động viên có thể giúp người vợ tránh đượcnguy cơ trầm cảm.

Trongnghiên cứu năm 2001, có nhiều sản phụ sau sinh được người thân giúp đỡ chămsóc bé ban ngày, nhưng tỉ lệ này vào ban đêm rất ít. Kết quả nghiên cứu mớiđây về “Mối tương quan giữa bạo hành gia đình và trầm cảm của thai phụ tạiTP.HCM” được thực hiện ở 1.387 thai phụ đến 6 tuần lễ sau sinh của bác sĩNhư Ngọc cũng cho thấy, hầu hết các  sản phụ được chia sẻ công việc chăm sóccon ban ngày và ban đêm (do có điều kiện kinh tế hơn nên thuê người giúpviệc hoặc có sự hỗ trợ của gia đình, họ hàng) nhưng quan niệm của những ôngchồng vẫn không thay đổi.

Mẹ bị trầm cảm sau sinh -  trẻ cũng bị ảnh hưởng

Ở nhữngsản phụ trầm cảm, trước khi sinh, họ có thể từ chối các dịch vụ chăm sóctiền sản như đến khám thai trễ hoặc không khám, từ chối sử dụng các dịch vụtư vấn… Vì vậy, sau khi sinh, họ thường gặp khó khăn trong việc cho con búnên dễ dẫn đến trầm cảm hoặc vì trầm cảm nên thời gian và khả năng cho conbú cũng bị ảnh hưởng. Do đó, đứa trẻ sinh ra sẽ không có cơ hội tận dụngdinh dưỡng từ sữa mẹ và sự chăm sóc tốt, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triểnvề tinh thần và thể chất của trẻ.

Nhiềunghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ tử vong ở những trẻ có mẹ bị trầm cảm luôncao hơn những trẻ có mẹ không bị trầm cảm. Ảnh hưởng này có thể kéo dài đếnkhi trẻ 18 tuổi và các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về sự pháttriển sau 18 tuổi của trẻ có mẹ bị trầm cảm.

Bác sĩNhư Ngọc khẳng định, vì những hệ lụy trên nên giới chuyên khoa cho rằng:“Trầm cảm là một nguyên nhân gây tử vong mẹ thầm lặng”. Vì vậy, hệ thống ytế cần tuyên truyền cho các thai phụ chú ý đến trầm cảm (chiếm tỉ lệ10-15%), nhiều hơn so với một số bệnh lý thường gặp như tiền sản giật(khoảng 10%) hay tiểu đường đang được quan tâm sàng lọc… nhưng lại ít đượccộng đồng và xã hội quan tâm .

Vì vậy,hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân…cần gần gũi chia sẻ với sảnphụ trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc cóthể xảy ra.

Theo Nguyên Hạnh
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.