Trẻ ốm còi thường do rối loạn tiêu hóa

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị suy dinh dưỡng thì có tới 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp là do rối loạn tiêu hóa.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị suy dinh dưỡng thì có tới 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp là do rối loạn tiêu hóa.

Gần nửa số trẻ vào viện vì rối loạn tiêu hóa


Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa là hơn 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Còn thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội , tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 - 2 tuổi.

Các chuyên gia y tế cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhưng chủ yếu là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Việc dùng kháng sinh nhiều ngày, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh hoặc hoạt động không bình thường cũng sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, dễ gây ra hiện tượng phân sống, rối loạn hấp thu, loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, táo bón.

GS. Mario Clerici, Chủ tịch ngành Miễn dịch học - Đại học Y khoa Milano (Italia) chỉ rõ:  tỷ lệ cân bằng của các vi sinh vật trong đường ruột là 85% lợi khuẩn, trong đó chủ yếu là Bifidobacterium và 15% hại khuẩn. Khi tỷ lệ này được duy trì, sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Vì đương nhiên, khi hệ vi sinh đường ruột tốt, các vi sinh vật khác có thể xâm nhập  nhưng không thể phát triển.

Tuy nhiên, do hệ tiêu hoá của trẻ còn khá non nớt nếu cha mẹ lại duy trì một chế độ ăn uống không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến hệ vi sinh mất cân bằng, hại khuẩn gia tăng, khả năng miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa.


                         Cha mẹ yên tâm hơn khi con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh


Kém hấp thu vì rối loạn tiêu hóa

Hậu quả thường gặp nhất do rối loạn tiêu hóa gây ra là tình trạng kém hấp thu và suy dinh dưỡng ở trẻ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị suy dinh dưỡng thì có tới 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp là do rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn có trong đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch tạo cơ hội cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát triển trong cơ thể trẻ gây ra các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính… Nguy hiểm hơn, rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn tới nguy cơ bị suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được  bù nước và chất điện giải kịp thời.

Ngoài ra, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn tiêu hóa sẽ làm cho  trẻ mệt mỏi, biếng ăn... ; cơ thể không đủ lực cho trí óc tập trung nên trẻ học kém hơn, chỉ số trí tuệ MDI cũng thấp hơn so với những trẻ khỏe mạnh.

Để hạn chế những hậu quả kể trên, ngoài việc tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học….đặc biệt, cần bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột cho trẻ như chủng Bifidobacterium BB12 và các vi chất thiết yếu khác cho cơ thể để phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả.


Cốm Vi sinh Ích Nhi vừa chứa chủng vi khuẩn đặc biệt cho đường ruột Bifidobacterium, vừa chứa FOS - là thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột, vì vậy giúp nhanh chóng cân bằng, bền vững hệ vi sinh đường ruột.
 
Công dụng:
* Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
* Hỗ trợ trẻ em trong điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, phân sống.
* Giúp trẻ tăng hấp thu, cải thiện chứng biếng ăn của trẻ.
 
Đối tượng sử dụng:
*Trẻ em bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, phân sống, trẻ em dùng kháng sinh
dài ngày có nguy cơ tiêu chảy.
*Trẻ biếng ăn, hấp thu kém, chậm tăng cân, gầy yếu.
 
Vị thơm ngon dễ uống, Cốm vi sinh Ích Nhi - Tiêu hóa khỏe, trẻ lớn nhanh!
 
Tổng đài tư vấn sức khỏe:1900.636468; website: ichnhi.vn hoặc facebook.com/ichnhi.vn
 
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
GPQC: 1254/2014/XNQC-ATTP

Vân Anh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.