Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh, chậm phát triển trí lực

Trẻ suy dinh dưỡng thường có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, chậm phát triển ý thức và trí tuệ, hệ miễn dịch yếu cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi.

Trẻ suy dinh dưỡng thường có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, chậm phát triển ý thức và trí tuệ, hệ miễn dịch yếu cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi.

Hậu quả của suy dinh dưỡng


Trẻ em là đối tượng vẫn còn thụ động trong việc ăn uống. Vì thế, bất cứ sơ suất nào của bố mẹ trong quá trình ăn uống của trẻ đều có thể khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như trẻ bị biếng ăn, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ ăn dặm không đúng cách (quá sớm hoặc quá muộn); cha mẹ không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ.

Ngoài ra, trẻ bị mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy, lao, sởi … cũng đều có thể cản trở việc hấp thu khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.

Mặt khác, suy dinh dưỡng còn làm tăng các nguy cơ bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy…

Theo các bác sỹ chuyên khoa Nhi, suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và trí tuệ (Ảnh minh họa)

Suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.

Các bác sỹ chuyên khoa Nhi đặc biệt nhấn mạnh, trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng bộ nhiều chất, trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine…

Do đó, trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.

Bổ sung Kẽm và Selen kịp thời

PGS.Nguyễn Thị Lâm cho biết, đối với trẻ suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài. Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực.

Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng bằng cách bổ sung các vi chất cần thiết cho sự phát triển thể trạng, đặc biệt là vi chất Kẽm và Selen.

PGS.Nguyễn Thị Lâm khuyên rằng: để đủ lượng Kẽm và Selen cần thiết, cha mẹ cần cho trẻ ăn các thực phẩm tự nhiên như hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, củ cải trắng, giá đỗ…

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng các loại Siro chứa Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật - có tỷ lệ hấp thu cao để bổ sung trực tiếp giúp trẻ phòng tránh suy dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện.

Siro ăn ngon Ích Nhi có chứa Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật (được chiết xuất từ tỏi) nên hoàn toàn an toàn, mùi vị thơm ngon, dễ uống, khả năng hấp thu lại tốt hơn nhiều lần so với Kẽm và Selen vô cơ nên sẽ giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, nhanh tăng cân nặng và phát triển chiều cao. (Hạn chế nguy cơ bị suy dinh dưỡng).

Không chỉ bổ sung Vitamin nhóm B gồm B1, B2, B6; các acid amin thiết yếu như L - Lysine, Taurin - giúp tiêu hóa thức ăn, hấp thu dưỡng chất, Siro ăn ngon Ích Nhi còn chứa Omega 3 (DHA và EPA), Canxi… , giúp tăng chuyển hóa, chắc khỏe xương để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Để được tư vấn về sức khỏe trẻ em, độc giả vui lòng gọi 04.3995.3901; truy cập website: ichnhi.vn hoặc www.facebook.com/ichnhi.vn

Vân Anh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.