Trốn nóng trong phòng điều hòa: Không đúng cách, sẽ mệt thêm

Mùa hè nóng nực, trốn trong phòng điều hòa tận hưởng khí mát lạnh, thật dễ chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng điều hòa không đúng cách, sẽ khiến bạn thấy mệt thêm. Một vài lưu ý sau sẽ giúp bạn sử dụng điều hòa một cách khoa học hơn.

Mùa hè nóng nực, trốn trong phòng điều hòa tận hưởng khí mát lạnh, thật dễ chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng điều hòa không đúng cách, sẽ khiến bạn thấy mệt thêm. Một vài lưu ý sau sẽ giúp bạn sử dụng điều hòa một cách khoa học hơn.

Mùa hè, điều hòa ở mức 26 độ C là hợp lý. Nghiên cứu khoa học cho thấy, mùa thu và mùa hè nhiệt độ phù hợp nhất với cơ thể con người là khoảng 26 độ C, thấp hơn 3-4 độ C nữa thì cơ thể sẽ cảm thấy hơi lạnh. Ngoài ra, do nhiệt độ bên trong phòng điều hòa và ngoài chênh lệch, ở lâu trong môi trường nhiệt độ quá lạnh, khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể sẽ bị rối loạn, lâu dài sẽ khiến công năng của hệ thống miễn dịch giảm, xuất hiện một số triệu chứng bệnh, y học gọi là chứng bệnh “điều hòa”. Do vậy, khuyến nghị tốt nhất để điều hòa ở khoảng 26 độ C.

Quạt gió điều hòa nên thổi lên trên. Khi bật điều hòa, không khí lạnh sẽ chìm xuống dưới, do vậy quạt gió tốt nhất nên hướng lên trên, tránh cho gió lạnh thổi trực tiếp vào người. Lưu ý, quạt lạnh từ đằng sau thổi gió vào vùng lưng, vai sẽ gây tổn hại sức khỏe nhiều hơn so với người ngồi đối diện với quạt lạnh của điều hòa. Nhân viên văn phòng, nếu như vị trí ngồi không thể thay đổi, tốt nhất nên dự phòng một chiếc khăn mỏng, cuốn khăn quanh cổ hoặc để che lên chân, đặc biệt là vùng đầu gối. Ngồi lâu, khí lạnh sẽ “ngấm” vào chân, lúc này bạn nên đứng dậy hoạt động, để tăng tuần hoàn máu.


Một số người từ bên ngoài về nhà, đang đầy mồ hôi lại lập tức mở điều hòa lạnh, điều này rất có hại cho sức khỏe. Vì lúc này lỗ chân lông đang mở rộng, sẽ không kịp đóng lại khi gặp khí lạnh, dễ khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, gây cảm lạnh. Ngoài ra, khi ngủ, nhiệt độ cơ thể thường hạ thấp, nếu buổi đêm không khí mát mẻ, bạn lại bật thêm điều hòa nữa sẽ dễ bị các triệu chứng như cảm lạnh hoặc đau đầu. Do vậy, có thể đặt chế độ hẹn giờ để tắt điều hòa hoặc tắt điều hòa trước khi ngủ.

Người thường xuyên ở trong phòng điều hòa, để dự phòng da khô, họng khô, nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi. Đối với người mắc bệnh về đường hô hấp, thời gian ở trong phòng điều hòa nên ngắn, nhiệt độ cũng không được quá thấp, trong phòng nên có thêm máy làm ẩm, nếu cảm thấy tức ngực, chóng mặt nên ra ngoài vận động, hít thở không khí ngoài trời. 

Không nên “ngồi lỳ” trong phòng máy lạnh. Những người có hệ thống miễn dịch kém như phụ nữ mang thai, trẻ em, người già mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp, nên ít dùng điều hòa. Thậm chí mỗi ngày vào lúc sáng sớm và hoàng hôn khi nhiệt độ ngoài trời đã hạ xuống, nên ra ngoài vận động, tăng cường hệ miễn dịch. 

Theo An ninh thủ đô



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.