Trung Quốc, Hàn Quốc gọi rau này là "vua" vì bổ dưỡng, người Việt có trồng nhưng ít ăn

Cải thảo là loại rau phổ biến đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Đây là món rau vừa ngon, giàu dinh dưỡng, nhiều tác dụng tốt lại dễ trồng, năng suất, được gọi là "vua của làng rau".

Cải thảo là loại rau phổ biến đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Đây là món rau vừa ngon, giàu dinh dưỡng, nhiều tác dụng tốt lại dễ trồng, năng suất, được gọi là "vua của làng rau".

Theo ghi chép trong sử sách từ thời Minh (Trung Quốc), cải thảo đã được phát hiện và sử dụng từ 6000-7000 năm trước và liên tục trong suốt chiều dài lịch sử.

Ở Hàn Quốc, cải thảo được xem là thực phẩm của mọi gia đình, món kim chi cải thảo cũng được đánh giá là món ăn nổi tiếng toàn thế giới và chinh phục rất nhiều thực khách trên toàn cầu.

Đến đầu thế kỷ 19, cải thảo bắt đầu xuất hiện đều đặn trên mâm cơm của các gia đình ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước từ châu Âu sang châu Á. Là một cây rau có sức sống mạnh mẽ, dễ ăn và có thể chế biến được thành nhiều cách khác nhau.

Giá trị dinh dưỡng phong phú

Cải thảo có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, carotene, chất xơ, lignin, canxi, phốt pho, sắt, đồng, kẽm, mangan, molypden, selen và nhiều chất khác.

Bắp cải có chứa protein và vitamin nhiều hơn so với táo và lê, có chứa các nguyên tố vi lượng rất nổi bật, trong đó hàm lượng kẽm có nhiều hơn các loại rau thông thường và thịt, trứng và các loại thực phẩm khác.

Hoàn toàn không cường điệu khi nói rằng bắp cải là một loại rau rất giàu chất dinh dưỡng, là kho báu của các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Danh ngôn xưa còn có câu "Thịt lợn nổi bật nhất trong các loại thịt, cải thảo là vua của các loại rau".

Theo nghiên cứu chỉ số dinh dưỡng, trong 100g cải thảo chứa 95,14 gam nước, 0,86 gam protein, 0,1 gam chất béo, 3,9 gam carbohydrate (0,94 g chất xơ), 13 mg vitamin A, 80 mg carotene, 0.03 mg thiamin, 0,04 mg riboflavin, 0,4 mg niacin, 28 mg vitamin C, 0,36 mg vitamin E (T).

Ngoài ra còn có 35 mg canxi, 28 mg phốt pho, 90 mg kali, 48,4 mg natri, 9 mg magiê, 0,6 mg sắt, 0,61 mg kẽm, 0,39 microgram selen, 0,04 mg đồng, 0,16 mg mangan, 34 mg isoleucine, 55 mg leucine, 46 mg lysine, 28 mg acid amin, lưu huỳnh.

Trung Quốc, Hàn Quốc gọi rau này là vua vì bổ dưỡng, người Việt có trồng nhưng ít ăn - Ảnh 1.

Tác dụng đa dạng và hữu ích

Trong sách "Bản thảo cương mục" thời nhà Thanh (TQ) ghi lại, "Nước cải thảo ngọt ấm, không độc hại, có lợi cho đường ruột, loại bỏ áp lực cho não, giải rượu, tốt cho đại tiểu tiện, giảm ho cảm".

Trước đây, nhiều người thường dùng cải thảo như một vị thuốc để chữa các bệnh thông thường.

Khi bị cảm lạnh, ăn canh cải thảo nấu gừng cũng có thể giảm nhẹ triệu chứng.

Khi bị đau dạ dày, dùng lá cải thảo làm nóng sau đó đắp lên phần bụng.

Khi bị dị ứng da mặt và các bệnh ngoài da, dùng rễ cải thảo kết hợp với kim ngân hoa, bèo tấm, sắc thành thuốc để đắp lên vùng da mặt có thể điều trị dị ứng da.

Khi bị ngộ độc khí, dùng nước ép lá cải thảo và cà rốt sống để uống sẽ nhanh chóng hồi phục.

Cải thảo có chứa một hợp chất chống ung thư được gọi là indole-3-carbaldehyde, có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất ra một loại enzyme quan trọng, nhằm ức chế sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Trong danh sách thực phẩm chống ung thư, cải thảo đứng vị trí thứ hai chỉ sau tỏi.

Ngoài ra, cải thảo còn chứa nguyên tố vi lượng molypden, ngăn chặn các nitrosamine gây ung thư. Vì sự phong phú vitamin C, mang đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa và ức chế sinh sản tế bào ung thư.

Viện khoa học New York (Mỹ) nghiên cứu phát hiện ra rằng, , nhiều phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn rất nhiều so với phụ nữ phương Tây, lý do là ăn cải thảo liên quan đến các hormone phòng ung thư vú.

Một số nguyên tố vi lượng trong cải thảo giúp phá vỡ mầm bệnh ung thư vú cũng được cho là có liên quan với estrogen.

Trung Quốc, Hàn Quốc gọi rau này là vua vì bổ dưỡng, người Việt có trồng nhưng ít ăn - Ảnh 2.

Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, cải thảo còn có tác dụng giải độc, làm sạch đờm trong phổi, ho và hen suyễn. Kết quả thí nghiệm cho thấy 85% bệnh nhân uống 500 ml nước ép có thành phần cải thảo mỗi ngày có thể giảm triệu chứng chỉ sau 1 giờ.

Chất xơ có thể thúc đẩy nhu động dạ dày và đường ruột, giúp đào thải các độc tố và chất thải, duy trì cân bằng nội tiết tố. Sự phong phú chất kẽm trong cải thảo quyết định độ mịn và đàn hồi của da, ăn nhiều sẽ giúp loại bỏ mụn, lâu dài có thể làm cho da trắng, đẹp.

Vitamin A, C, E và caroten có trong cải thảo là một nguồn dinh dưỡng quan trọng chống oxy hóa giúp da tươi trẻ hơn.

Do sự phong phú vitamin C và chất xơ, nên cải thảo cũng có tác dụng giảm cholesterol, cải thiện tính đàn hồi của mạch máu.

Theo nghiên cứu, cải thảo chứa thành phần gần giống sữa mẹ, lượng canxi và phốt pho có tỷ lệ cao nên rất tốt cho gân và xương. Một cốc nước ép cải thảo có lượng canxi tương đương một ly sữa, nhưng dễ dàng hấp thụ hơn.

Lượng kẽm trong cải thảo cũng nhiều hơn so với trái cây và rau quả khác, có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi vào cơ thể, giảm hiện tượng tóc gãy rụng, thậm chí còn được có lượng kẽm nhiều hơn cả thịt.

Nếu bị táo bón, chỉ cần uống một cốc nước ép lá cải thảo sống khoảng 300 – 500 ml sẽ mang lại cảm giác thông tràng ngay tức thì.

Đối với những người bị bệnh gút, phòng và điều trị tăng huyết áp nên uống 300 ml nước ép cải thảo sống sau bữa ăn, mang lại tác dụng rất tốt. Ngoài ra, cải thảo còn giúp làm giảm cholesterol và giảm cân nếu duy trì uống đều đặn.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.