Uống mật gấu có thể trúng độc đến tử vong

Tình trạng nuôi nhốt và khai thác mật như hiện nay gây nguy cơ đưa loài gấu đến vực tuyệt chủng. Trong khi đó đã có trường hợp tử vong do uống mật gấu quá liều hoặc gây tổn thương gan thận, vàng da, chán ăn... thậm chí gây bất lực ở nam giới.

Tình trạng nuôi nhốt và khai thác mật như hiện nay gây nguy cơ đưa loài gấu đến vực tuyệt chủng. Trong khi đó đã có trường hợp tử vong do uống mật gấu quá liều hoặc gây tổn thương gan thận, vàng da, chán ăn... thậm chí gây bất lực ở nam giới.

Theo điều tra, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cả nước mới chỉ có khoảng 400 cá thể gấu bị nuôi nhốt vào năm 2000 nhưng hiện tại đã có khoảng hơn 3.500 cá thể gấu đang bị giam tại các trang trại ở khắp vùng miền. Một số vùng miền như Hà Nội, Quảng Ninh...nhiều cơ sở nuôi nhốt vẫn công khai chích hút mật gấu. Nhiều nơi vẫn còn treo biển “bán mật gấu” hoặc “mật gấu chất lượng cao”. Cùng với mật, trong các nhà hàng và hộ gia đình còn có cả bàn tay, bàn chân gấu đem ngâm rượu trong các bình lớn sau khi đã xẻ thịt. 

Uống mật gấu có thể trúng độc đến tử vong\
Những con gấu sau nhiều năm bị chủ trang trại “giam cầm” để chích hút mật được đưa về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (Tam Đảo-Vĩnh Phúc) cứu hộ, chăm sóc. 

Mặc dù việc nuôi nhốt gấu đã được coi là bất hợp pháp từ năm 1992 nhưng sau hơn 20 năm, việc thi hành luật và ngăn chặn vẫn khó khăn.

Cách nuôi gấu hiện nay chủ yếu vẫn là nhốt trong những lồng, cũi sắt. Mỗi lần hút mật phải “bắn” thuốc mê bằng phương pháp gây mê trái phép (thường là dùng chất ketamine), rồi dùng kim tiêm dài hơn 10cm chọc đi chọc lại nhiều lần vào ổ bụng gấu để dò tìm túi mật. Các bác sỹ thú y cho rằng, cách hút mật như vậy thường dẫn đến sự rò rỉ của mật vào cơ thể cùng bệnh viêm màng bụng của gấu. 

Phần lớn gấu nuôi nhốt trong các trại đều không đảm bảo về sức khỏe, quy trình chích hút mật lại không đạt tiêu chuẩn vô trùng, nhiều cá thể gấu đã nhiễm bệnh nặng nên mật bị nhiễm khuẩn... Vì vậy, các bác sỹ đông y cho rằng, uống mật gấu nhiều sẽ lợi bất cập hại.  

Theo ông Phạm Hinh Còn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, mật gấu có tên đông y là “hùng đảm” tuy nhiên xưa nay chỉ được dùng để chữa một số chứng bệnh có biểu hiện như chấn thương, trật đả, xung huyết... chứ ít được dùng để uống. 

Tại Việt Nam, một số trường hợp đã tử vong do uống mật gấu quá liều. Uống mật gấu còn có thể gây ra một số tổn thương gan và thận, vàng da, chán ăn, cơ thể đau nhức, mệt mỏi...thậm chí dẫn tới chứng bất lực ở nam giới chứ không phải… giúp người ta khỏe như gấu như nhiều người lầm tưởng. 

Để hạn chế việc dùng mật gấu, theo Trung ương Hội Đông y Việt Nam, có thể sử dụng nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc như: tô mộc, đào nhân, hồng hoa, ngưu tuất, xa tiền tử... hoạt huyết, hành huyết, khứ ứ, tán ứ huyết bình can, tức phong, minh mục. Chẳng hạn như để chữa bệnh chấn thương, tụ huyết ta có thể dùng quế, cỏ mật gấu, đại hoàng, đại kết, đan sâm, hồng hoa, huyết dụ... còn chữa vàng da, viêm đường mật thì dùng quế, đan sâm, nghể răm, thiên niên kiện... 

Theo TS Tuấn Bendixsen, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, để có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng sử dụng mật gấu làm thuốc đông y tại Việt Nam hiện nay, trung tâm của ông đã phối hợp với Trung ương Hội Đông y Việt Nam tổ chức một cuộc khảo sát, kéo dài ba năm (201-2012) về việc sử dụng mật gấu trong y học cổ truyền ở Việt Nam. 

Câu hỏi khảo sát đã được gửi tới 1.240 bác sỹ đông y đại diện cho 10.168 bác sỹ đông y ở 9 tỉnh, thành trong cả nước như Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà tĩnh, Bình Dương, Bình Thuận. Mới đây, vào cuối tháng 4/2013, cuộc khảo sát đã công bố kết quả. Theo đó, có 60% người khẳng định không sử dụng mật gấu trong các bài thuốc của mình.

Nếu cứ đà nuôi nhốt và khai thác mật như hiện nay, chẳng bao lâu nữa loài gấu sẽ chạm đến vực tuyệt chủng. Bởi vậy, cả chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã và bác sỹ y học cổ truyền đều thống nhất rằng, cần phải có giải pháp để bảo tồn loài gấu. Trong đó, nhiều bác sỹ đông y đã tán đồng rằng, mật gấu có thể được thay thế dễ dàng bởi thảo mộc.

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.