- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
TS. Nguyễn Đức Thái: Vắc xin kháng thể Trung Quốc, độ tin cậy và niềm vui tới đâu?
Vắc xin chống lại virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) hiện đựợc coi như thuốc cứu tử trước hiểm hoạ dịch bệnh Vũ Hán ở Trung Quốc và đang lan tràn toàn cầu.
Vắc xin kháng thể là gì?
Mới đây, Trung Quốc thông báo một dòng vắc xin họ nghiên cứu đã thành công tạo ra kháng thể trên mô hình động vật dùng chuột. Với tôi đây là câu chuyện bình thường về mặt đánh giá.
Khi chủng một kháng nguyên, tức vắc xin cho một cơ thể bình thường, thì phản ứng miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể do tế bào B. Tuy nhiên sự hiện diện của kháng thể rất ít có giá trị để khẳng định hiệu năng của vắc xin nếu không được thử nghiệm kỹ hơn về sinh học và đánh giá đầy đủ qua thử nghiệm lâm sàng.
Ngược lại trong một số trường hợp, kháng thể có thể gây tác dụng phụ làm cho bệnh lý nặng hơn. Vì nó giúp phân tán virus mạnh trong cơ thề do tính bám dính virus yếu, không đủ mạnh để gây phản ứng sinh học diệt nó.
Vắc xin mạnh là gì?
Chọn và thiết kế kháng nguyên làm vắc xin rất quan trọng. Kháng nguyên cần phù hợp chức năng và có đặc tính về cấu trúc, trình tự được trình diện tốt nhất cho hệ miễn dịch. Đó là protein S1 của SARS-CoV-2 mà virus dùng để bám vào các thụ thể tế bào người bệnh khi lây nhiễm. Về thiết kế, ngày nay các trình tự được chọn lọc qua tính toán phức tạp dùng bioinformatic và algorithm của các hệ sinh học.
Khi chích vào cơ thể, các protein kháng nguyên tiếp xúc hệ miễn dịch và sẽ được tế bào tua (Dendritic cell hay DC) trình diện trên bề mặt với chức năng kích động 2 loại tế bào T đặc biệt.
Loại CD4 T có khả năng truyền tín hiệu cho tế bào B, đó chính là nhà máy sản xuất kháng thể trong chúng ta dưới tác động của vắc xin. Với một kháng nguyên tốt, gene kháng thể của tế bào B sẽ được tái tổ hợp để sản xuất các kháng thể mạnh nhất. Đây là giai đoạn tạo kháng thể toàn vẹn (antibody maturation).
Kháng thể rất quan trọng do khả năng bám dính để trung hoà hoạt động virus SARS-CoV-2 và khả năng trình diện nó với các tb miễn dịch như đại thực bào, neutrophile v.v. để tiêu huỷ virus trong máu người bệnh.
Đối với các virus SARS-CoV-2 đã nhiễm trong các tế bào như phổi, tim, gan, ruột... thì hệ miễn dịch chúng ta huy động tập thể tế bào CD8-T đi lùng diệt các tế bào bị lây nhiễm này.
Đây là nhóm tế bào T rất mạnh và chuyên biệt, đã được tế bào DC truyền các tin đặc hiệu về virus SARS-CoV-2 và được huấn luyện ở tuyến yên (thymus), sản xuất một quân số lớn ở các hạch bạch huyết.
Tác động quan trọng nhất của vắc xin cần có là khả năng tạo các tế bào B và T có trí nhớ (memory B, T cells). Đó là các tế bào chủ yếu của miễn dịch, có khả năng tồn tại lâu dài trong cơ thể 5-10 năm hay suốt đời và sẵn sàng tạo lượng kháng thể lớn hay Tb T chuyên biệt diệt và chống lại vi, siêu vi khi bị lây nhiễm.
Một công nghệ quan trọng giúp vắc xin mạnh hơn là các adjuvant. Một số vắc xin không thể có tác động nếu thiếu adjuvant. Adjuvant cổ điển là các aluminum hydroxyte có tác dụng tạo phải ứng viêm tại nơi chích. Với tiến bộ ngành miễn dịch, adjuvant thế hệ mới gồm các polysaccharide, nucleic acid CpG... tác động lên thụ thể TLR (toll like receptor).
Các adjuvant làm gia tăng tổng hợp các cytokine, đặc biệt là interferon. Các adjuvant này đang nâng vắc xin lên giá trị mới cho các trị liệu.
Các thử nghiệm trên xúc vật và trên người rất quan trọng để đánh giá tác động an toàn và hiệu quả của vắc xin và rất tốn kém. Các kết quả này thường không hoàn hảo, và nhà khoa học phải có khả năng phân tích, phản hồi để điều chỉnh và thiết kế lại vắc xin.
Các nhà đầu tư, mạnh thường quân cần sẵn sàng hy sinh nhiều tài chính để tiếp tục vượt qua khó khăn lớn lao này, mà thường được goi là thung lũng của tử thần (valley of death). Việc ứng dụng nhiều loại công nghệ vắc xin như VLP, vector, protein tái tổ hợp, RNA/DNA... cần thiết để đạt được vẵc xin tốt nhất.
Tóm lại, vắc xin Trung Quốc dù tạo ra kháng thể, sẽ cần được đánh giá theo các tiêu chuẩn trên để hy vọng đi tiếp các giai đoạn quan trọng hơn. Công nghệ vắc xin tiến bộ là nền tảng và giải pháp quan trọng nhất để bảo vệ xã hội trong dịch bệnh Covid-19 hiện nay và nhiều dịch bệnh trong tương lai.
Y tế Việt Nam không thể thiếu một kế hoạch toàn diện cho vắc xin để bảo vệ người dân, nhưng cần sự tham gia nhiều hơn các đại gia, các hảo hán trong xã hội và đặc biệt là một quốc sách của chính phủ cho một chương trình vẵc xin toàn diện và rất cấp thiết này.
Chúng ta cầu chúc các chương trình vắc xin chống SARS-CoV2 dù ở Trung Quốc, HongKong, Nhật, Hàn hay Việt Nam sớm thành công và tiến nhanh ra sản phẩm sớm nhất để ngăn chặn đại dịch Covid-19 hiện nay và tương lai.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe10 phút trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe17 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe18 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe22 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.