Vài điều cần biết để đối phó với say nắng mùa hè

Những người mang trong mìnhmột số bệnh cũng dễ bị say nắng, ví dụ như người mắc bệnh tin mạch, người bịviêm nhiễm, người bị suy dinh dưỡng, người hay bị đi ngoài, người thiếunước...

Những người mang trong mìnhmột số bệnh cũng dễ bị say nắng, ví dụ như người mắc bệnh tin mạch, người bịviêm nhiễm, người bị suy dinh dưỡng, người hay bị đi ngoài, người thiếunước...

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng với nhiệt độcao thường làm cho con người cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nhất là nhữngngười phải làm việc ngoài trời hoặc thường xuyên phải ra ngoài trời nắngsẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng.

Thời điểm thường bị say nắng nhất là vào buổi trưa, đặc biệt lúc giữatrưa vì lúc đó mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất và ánh nắng chứanhiều tia tử ngoại nhất.

Vài điều cần biết để đối phó với say nắng mùa hè

Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, sản phụ và cả ở trẻ sơ sinh là nhữngđối tượng dễ bị say nắng nhất vì cơ thể họ yếu hơn. Sở dĩ người cao tuổidễ bị say nắng là do tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại, hoạt động của hệtuần hoàn bị suy yếu, cơ thể tỏa nhiệt không nhanh. Còn phụ nữ có thaivà sản phụ là đối tượng có sức khoẻ yếu, việc mang thai và sinh nở đãtiêu hao của họ nhiều năng lượng.

Ngoài ra, những người mang trong mình một số bệnh cũng dễ bị say nắng,ví dụ như người mắc bệnh tin mạch, người bị viêm nhiễm (có thể khiến hơinóng trong người tăng lên nhanh chóng, vi khuẩn và virus làm cho cơ thểtiết ra những chất không có lợi cho việc tỏa nhiệt nên dễ bị say nắng),người bị suy dinh dưỡng, người hay bị đi ngoài, người thiếu nước...

Khi bị say nắng, người say nắng thường có biểu hiện như đau đầu, buồnnôn, chóng mặt, da khô, đỏ, toát mồ hôi, mạch đập nhanh, sốt cao, mắt lờđờ, có thể bất tỉnh. Nếu không được sơ cứu kịp thời, say nắng có thểnguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bị say nắng, cần lập tức đưa người say nắng vào chỗ mát và tìm cáchhạ thân nhiệt xuống 38 độ C bằng cách: cởi bỏ bớt quần áo, uống nướclạnh có chút muối, lau người bằng khăn sạch thấm nước lạnh. Trong trườnghợp nặng hơn thì cần đưa đi cấp cứu.

Trong thời tiết nắng nóng mùa hè, để phòng chống say nắng, chúng ta cầnuống nhiều nước, tuy nhiên chỉ nên uống nước ấm, không uống nước lạnh vàuống từ từ. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả như bí đao, mướp,mướp đắng, dưa chuột, bí đỏ, cà chua, xà lách... Nên mặc áo chống nắng,đeo khẩu trang, kính râm, đặc biệt là đội mũ để giảm bớt tốc độ hút hơinóng của đỉnh đầu mỗi khi phải ra ngoài trời và đừng quên thoa kem chốngnắng trước 30 phút khi ra nắng.

Theo TTVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.