“Vết sẹo” tâm lý khi trẻ bị xâm hại tình dục

Theo chuyên gia tâm lý Kiều Thanh Hà, Khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, khi bị xâm hại tình dục, các em thường có những ảnh hưởng tâm lý nặng nề hơn, nỗi mặc cảm càng khủng khiếp hơn.

Theo chuyên gia tâm lý Kiều Thanh Hà, Khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, khi bị xâm hại tình dục, các em thường có những ảnh hưởng tâm lý nặng nề hơn, nỗi mặc cảm càng khủng khiếp hơn.

Theo thống kê mới đây của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an cho thấy, trong khoảng 1.700 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, đó chỉ là con số của những vụ việc được phát hiện.

Mới đây, các chuyên viện Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã tiếp nhận trường hợp một cậu bé 9 tuổi được phụ huynh đưa đến khoa tiêu hóa vì liên tục ói khan. Tuy nhiên, qua thăm khám, các bác sĩ không phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào về tiêu hóa.

“Vết sẹo” tâm lý khi trẻ bị xâm hại tình dục

Ngược lại, thấy em có vẻ hoảng loạn, lo sợ thái quá, các bác sĩ đã đề nghị chuyển em xuống khoa Tâm lý để các chuyên viên tâm lý hỗ trợ điều trị. Tại đây, em kể với các chuyên viên tâm lý về việc mình bị một anh thanh niên ép làm chuyện “khó hiểu”. Nhưng em xấu hổ không dám nói cho cha mẹ biết.

Em kể rằng, sau mỗi lần đi học về, em thường thì qua nhà bà chơi. Trên đoạn đường từ nhà em về nhà bà luôn phải băng qua một bãi đất trống, cây cỏ mọc um tùm. Tối hôm ấy, có một anh thanh niên dựng xe ở bãi đất trống, gã gọi cậu bé lại, trò chuyện với em. Sau đó, thanh niên này cởi áo quần, và “sô hàng”, phô diễn cơ thể trước mặt em. Gã bắt em bé sờ mó và hôn, quan hệ bằng miệng.

Một lần sau, khi đi qua đoạn đường đó, em lại bị gã đòi cho quan hệ bằng đường hậu môn. Lúc này, em hoảng sợ, la hét và bỏ chạy. Từ đó, em không còn dám đi qua đoạn đường này nữa. Già đình em không hề biết chuyện này. Mãi sau, thấy con hay ói khan, và sợ hãi, thường hốt hoảng trong giấc ngủ, gia đình mới đưa cháu đến bệnh viện vì nghĩ cháu bị một bệnh nào đó liên quan đến đường tiêu hóa.

Chuyên viên tâm lý Kiều Thanh Hà, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho rằng rất nhiều trẻ bị xâm hại tình dục nhưng phụ huynh không biết. Hầu như phụ huynh chỉ phát hiện ra con mình bị xâm hại tình dục và đưa con đi điều trị tâm lý khi đã bắt được kẻ xâm hại tình dục hoặc trẻ có những dấu hiệu hoảng loạn. Có người chỉ biết con bị xâm hại tình dục khi đứa trẻ…mang thai hoặc tự tử bất thành. Nhiều trẻ bị xâm hại tình dục sẽ không có những bất thường về tâm lý sau thời điểm bị xâm hại mà phải một vài năm sau mới có biểu hiện sang chấn. Do đó, cha mẹ nên theo dõi và tế nhị giúp con vượt qua biến cố này.

Theo chuyên gia tâm lý Kiều Thanh Hà, Khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, khi bị xâm hại tình dục, các em thường có những ảnh hưởng tâm lý nặng nề hơn, nỗi mặc cảm càng khủng khiếp hơn. Đối với trẻ nhỏ, khi bị xâm hại, các em thường có những cơn hoảng loạn, khóc hoặc hay nói mớ trong giấc ngủ. Nếu việc bị xâm hại sau 3 tuổi, nếu các em có vẻ sợ hãi với mọi thứ, sợ tiếp xúc với mọi người, sợ đi học… Trong trường hợp này phụ huynh nên tìm hiểu vấn đề của con, xem con sợ hãi vì điều gì.

Thông thường trẻ bị xâm hại tình dục sẽ có biểu hiện né tránh tiếp xúc với đàn ông. Kể cả khi lớn lên, nhiều cô gái bị xâm hại từ nhỏ vẫn có những ấn tượng không tốt với những người đàn ông xung quanh mình. Các em luôn bị ám ảnh chuyện đã xảy. Nhiều em khi nhìn thấy một đàn ông lạ, các em đã liên tưởng ngay đến chuyện em bị xâm hại như thế nào. Đó là lý do, những cô gái từng bị xâm hại cảm thấy khó khăn trong việc lập gia đình.

“Dù thế nào đi nữa, cha mẹ phải đưa con đi điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chỉ giải quyết theo kiểu tạm thời như: cho con nghỉ học, giấu con khỏi một nơi khác, không cho con tiếp xúc với bạn bè… Bên cạnh việc điều trị tâm lý, gia đình cũng cần hỗ trợ con một cách tế nhị thì mức độ sang chấn có thể giảm nhẹ. Ngược lại, nếu không khéo léo, cha mẹ có thể xoáy sâu vào nỗi đau của con khiến các em rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc luôn có ý định tự tử” – Chuyên viên tâm lý Kiều Thanh Hà khuyên.

Theo Minh Phạm

Lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.