Vỏ đậu xanh giúp giải độc tốt nhất

Khi dùng đậu xanh, nhiều người đã lọc bỏ và đãi vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.

Khi dùng đậu xanh, nhiều người đã lọc bỏ và đãi vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.

Đậu xanh được biết đến như một thức ăn phổ biến trong mùa hè, dùng để nấu chè, nấu cháo giúp thanh lọc cơ thể. Ngoài tác dụng như một loại thực phẩm để giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức đậu xanh còn có tác dụng giải độc, một vị thuốc quý trong nhà.

Trong đậu xanh chứa nhiều kali ít natri, có vị ngọt, tính mát giúp giải nhiệt và giải độc rất tốt. Đỗ xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn 3 lần so với gạo, chứa hàm lượng protein và lượng chất béo cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt vỏ đậu xanh có tính nóng, giúp chống giảm mờ mắt chính vì vậy nhiều người khi nấu thường để cả vỏ.

Lao động cho hay, vỏ các loại đậu đỗ mới có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ. Nếu đậu đỗ đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt sẽ gần như mất.

12

Theo BS. Cao Thị Thanh Hương P(hó Giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng Đông y, Hội Đông y Hà Nội): Các loại đậu đỗ nói chung đều tốt. Người dân đã sử dụng đậu đỗ như một món ăn nhuận tràng và giải độc.

Tùy vào mục đích mà sử dụng loại đậu phù hợp. Ví dụ, đỗ xanh giải độc ở gan, giải độc thận dùng đỗ đen, giải độc ở tâm tỳ dùng đỗ đỏ, giải độc ở phế dùng đậu ván trắng…

Ads Điện thoại Emax mỏng nhất thế giới pin siêu khủng.

Nói một cách cụ thể hơn, người gan nóng sẽ dùng đậu xanh, người đi tiểu nóng hay đi đái rắt, đái buốt, dùng đỗ đen; Người nổi rôm nhiều thì có thể dùng kết hợp đỗ đen và đỗ trắng.

Nếu dùng sống hoặc nấu canh sẽ có tác dụng tốt hơn. Đặc biệt, trường hợp ngộ độc nóng, người say rượu, dùng đậu ván trắng giã lấy nước cho uống sống rất tốt. Còn nếu trời nắng nóng, người bị chứng khô miệng, dùng đỗ đen, đỗ xanh đều tốt.

Các bài thuốc từ đậu xanh

Trị tiêu chảy: khoảng 150g đậu xanh rang chín vàng có mùi thơm, hạt tiêu 30g sau đó nghiền nhỏ trộn vào nhau. Mỗi lần uống khoảng 7-10g, cách 4h lại uống một lần.

Giải rượu: nấu cháo đậu xanh, ăn khoảng vài bát giúp toát mồ hôi ra ngoài.

Gây nôn khi ngộ độc thức ăn: Ngâm đậu xanh trong nước cho nở, sau nghiền nát đậu và hòa với nước vừa ngâm đậu và cho uống để nôn những thức ăn gây độc.

Giải trừ chất độc khi ngộ độc thức ăn: Hòa bột đậu xanh với nước sôi để nguội, cho uống 1 cốc; hoặc có thể sử dụng 100g đậu xanh, 100g cam thảo sống, đổ nước vào đun lấy nước uống 2 lần/ngày.

Chữa trị viêm đường ruột: Những người bị kiết lỵ hay viêm ruột có thể lấy bột đậu xanh trộn đều với nước mật lợn, để khô lại cho chút nước ấm vào nhào đều và sao vàng, sau nghiền bột mịn, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa bí tiểu: Ăn canh đậu xanh. Nếu thấy đau rát bỏng ở đường niệu đạo có thể dùng 500g giá đậu xanh giã nát lấy nước cho thêm đường vào uống.

Chữa trúng độc hơi than: Khi buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than, có thể nấu canh đậu xanh lên ăn hoặc lấy 30 g bột đậu xanh hòa với nước sôi uống.

Theo Sức khỏe gia đình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.