Xử trí bệnh cước mùa lạnh

Những ngày nhiệt độ ngoài trờiliên tục xuống thấp, một loại bệnh ngoài da “được thể” hoành hành là bệnh cước.Với biểu hiện chung là chân tay sưng tấy, ngứa ngáy, đau đớn, bệnh cước xử tríđơn giản nhưng cũng lưu ý đề phòng không để gây nên mức độ có thể tổn thương lâudài.

Những ngày nhiệt độ ngoài trờiliên tục xuống thấp, một loại bệnh ngoài da “được thể” hoành hành là bệnh cước.Với biểu hiện chung là chân tay sưng tấy, ngứa ngáy, đau đớn, bệnh cước xử tríđơn giản nhưng cũng lưu ý đề phòng không để gây nên mức độ có thể tổn thương lâudài.

Xử trí bệnh cước mùa lạnh

Phát cước là tình trạng giá lạnhcủa một bộ phận cơ thể (thường là phần da), khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp.Đó là biểu hiện của tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màuđỏ sẫm, xuất huyết ở các ngón chân và tay, và có thể thấy ở mũi hay tai. Nguyênnhân là khi da trở nên quá lạnh, các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiếnmáu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng.

Do được làm ấm đột ngột, mạch máusẽ bị vỡ, kết quả là dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Phần da có thể cómàu sáng, vàng xám hoặc thậm chí đen nếu bị phát cước nặng, da có thể bị sầnsùi, dạng sáp hoặc thông thường là phồng rộp lên. Phát cước có nhiều mức độ,thông thường dễ xử lý nhưng cũng có dạng cước sâu có thể gây tổn thương lâu dàitùy thuộc vào mức độ và thời gian ngâm trong giá rét.

Ai cũng có thể bị phát cước nếutiếp xúc với điều kiện lạnh giá lâu. Những người làm việc ngoài trời hoặc chơicác môn thể thao mùa đông dễ bị cước nếu không phòng bị đầy đủ. Nhưng cũng cómột số đối tượng rất nhạy cảm với thời tiết đặc biệt lạnh là người già, trẻ em,bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân liên quan đến các bệnh do tuần hoàn máukém, người phải dùng dược phẩm để giảm hoạt động của tim (cao huyết áp chẳnghạn), những người hút thuốc lá và uống rượu trong thời tiết lạnh… Mặc quần áoướt, mặc không đủ ấm và phơi ra gió lạnh cũng dễ bị phát cước.

Khi đã bị cước cần ra khỏi vùnglạnh, cởi bỏ quần áo ướt, hơ hoặc sưởi vùng da bị cước vào nước ấm (không phảilà nước nóng). Nước ấm là cách nhẹ nhàng và an toàn nhất, nếu không có nước,sưởi ấm bằng thân nhiệt, ví dụ đưa tay vào vùng nách hoặc làm ấm mũi, tai, mặtbằng tay khô. Lưu ý không cố làm tan vùng cước nếu không bạn có thể bị cước mộtlần nữa trước khi tiếp cận y tế; không chà xát, massage vùng da cước đang phồnglên vì có thể gây tổn thương sâu hơn; không dùng lửa, lò sưởi tức là dạng nhiệtkhô để làm tan vùng tê buốt. Những người bị cước cũng có thể bị giảm thân nhiệtcho nên cần theo dõi để can thiệp y tế ngay.

Để phòng bệnh, cần ghi nhớ lànhiệt độ thấp, gió mạnh, quần áo ẩm hay điều kiện nhà cửa sơ sài đều có thể dẫnđến tổn thương. Luôn theo dõi dự báo thời tiết, đồng thời áp dụng các cách sau:

- Mặc đủ ấm, lớp áo trong cùngnên là dạng sợi vải thấm mồ hôi, lớp bên ngoài có chống gió.

- Đi găng tay, đội mũ hoặc quấnkhăn để che tai, khi cần có thể đi 2 lớp tất.

- Năng đi lại vì hoạt động thểchất giúp làm ấm cơ thể, khởi động đầu ngón chân, ngón tay khi cảm thấy tê buốt.

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúcvới các chất tẩy rửa nhà bếp, nhà vệ sinh. Khi phải rửa rau, vo gạo, giặt quầnáo… nên đi găng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh.

- Không uống rượu trước và trongkhi phơi ra thời tiết lạnh bởi rượu có thể ngăn cản người ta nhận ra cơ thể bắtđầu nhiễm lạnh.

- Không hút thuốc vì gây co thắtcác mạch máu và tăng nguy cơ bị cước.

- Nếu có điều kiện thì tăng cườngthêm áo, chăn ấm và thiết bị y tế đề phòng trường hợp khẩn cấp.

Theo Hải Yến
Xử trí bệnh cước mùa lạnh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.