- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xử trí khi trẻ gặp tai nạn
BV Nhi Đồng II TP.HCM tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề "Phòng ngừa và xử trí các tai nạn thường gặp ở trẻ” dành cho giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố
BV Nhi Đồng II TP.HCM tổ chứcbuổi nói chuyện chuyên đề "Phòng ngừa và xử trí các tai nạn thường gặp ở trẻ”dành cho giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố.
PGS-TS-BS Đoàn ThịNgọc Diệp – Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng II đã dẫn ra một số tai nạn thườnggặp và gây nguy hiểm ở trẻ, đồng thời chia sẻ những nguyên tắc và kỹ thuật cơbản để có thể sơ cứu kịp thời.
Những tai nạn phổ biến ở trẻ
Trẻ ăn hoặc nuốt phải các chấtgây ngộ độc. Biểu hiện là trẻ đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở, đau đầu, chóngmặt, nặng hơn là hôn mê, co giật, xuất huyết. Nếu trẻ đã mất ý thức và ngưng thởthì tiến hành cấp cứu ngưng thở ngưng tim. Trường hợp trẻ còn tỉnh táo thì gâynôn cho trẻ và cho uống nhiều nước lọc, nước đường.
Trường hợp chất gây ngộ độclà các chất dễ bay hơi như axít, kiềm, xăng dầu... thì tuyệt đối không được gâynôn, vì sẽ ảnh hưởng đến đường thở của trẻ. Sau đó dội rửa sạch độc chất trênngười trẻ rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Đừng quên mang theo vỏbao đựng độc chất hay chất nôn của trẻ để bác sĩ nhanh chóng xác định tác nhângây ngộ độc.
Trẻ bị bỏng do nhiệt, nước sôi,hóa chất, điện... Trước khi đưa trẻ đến bệnh viện cần vén bỏ quần áo, để lộ vùngbị bỏng và rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch. Tuy nhiên nếu vết bỏng quá lớn thìkhông nên rửa nước vì sẽ làm hạ thân nhiệt của trẻ. Không đụng vào chỗ phồngnước do bỏng, tránh làm tuột da vì dễ làm vết bỏng nhiễm khuẩn. Không bôi kemđánh răng hay nước mắm lên vết bỏng. Phủ vải sạch lên vết bỏng và cho trẻ uốngnhiều nước.
Trẻ bị dị vật đường thở do nuốtphải hoặc bị hóc. Nếu trẻ không khó thở hoặc khó thở nhẹ thì không nên canthiệp, giữ trẻ ở tư thế ngồi và theo dõi kỹ trẻ trong khi chuyển đến cơ sở y tế.
Nếu trẻ khó thở nặng, nên vỗ ngực ấn lưng để tống dị vật ra. Lưu ý: chỉ lấy dịvật ra khỏi miệng trẻ khi nhìn thấy dị vật, trường hợp không nhìn thấy đừng cốdùng tay mò tìm dị vật trong miệng trẻ, vì như thế có thể đẩy dị vật vào sâuhơn, càng nguy hiểm cho trẻ.
Trẻ bị ngạt nước. Sau khi vớt nạnnhân, tiến hành cố định cột sống cho trẻ nếu nghi ngờ có chấn thương. Lưu ý, nếutrẻ bị ngạt quá ba phút sẽ nguy hiểm đến tính mạng, do đó tuyệt đối không đượcxóc nước hoặc hơ lửa vì phương pháp này không hiệu quả, sẽ làm phí mất thời gian"vàng" để có thể cứu trẻ. Lập tức tiến hành cấp cứu, kích thích hô hấp, timmạch, sau đó giữ ấm và chuyển trẻ đến bệnh viện.
Các chấn thương. Khi xảy ra tainạn, cần cố định ngay cột sống cổ nếu nghi ngờ có chấn thương vì cột sống cổ củatrẻ rất yếu. Sau đó đánh giá tình trạng của trẻ, tiến hành cấp cứu cơ bản nếutrẻ ngưng thở ngưng tim, dùng băng ép cầm máu trường hợp trẻ bị chảy máu, đừngcố lấy dị vật ra vì sẽ làm chảy máu nhiều thêm. Nếu trẻ bị gãy xương, biến dạngchi thì dùng nẹp cố định chi, sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Điện giật. Trước hết cần tách nạn nhân ngay khỏi dòng điện, cố định cột sống cổnếu nghi ngờ chấn thương, cấp cứu cơ bản nếu có ngưng thở ngưng tim và chuyểntrẻ đến bệnh viện.
Những cách sơ cứu đơn giản
Với những trường hợp đặc biệtnguy hiểm như ngưng thở hoặc chấn thương cột sống cổ, buộc phải sơ cứu trước khichuyển đến bệnh viện. Đầu tiên, phải lay gọi để đánh giá tình trạng sức khỏe củabé. Khi lay gọi, một tay phải giữ chặt đầu bé để đề phòng trường hợp bé bị chấnthương cột sống cổ.
Nếu bé không có phản ứng (mở mắt, khóc hoặc cử động) thìnhanh chóng làm thủ thuật thông đường thở. Đối với bé dưới một tuổi, đặt bé ở tưthế nằm ngửa, một tay giữ trán, một tay nâng nhẹ cằm bé. Đối với trẻ trên mộttuổi, nâng cằm cho đầu bé ngửa tối đa. Nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống cổthì không chuyển động cổ và đầu mà tiến hành ấn vào hai bên hàm của trẻ.
Sau khilàm thông đường thở, áp sát đầu, mặt hướng về phía bụng trẻ để mắt có thể nhìnsự chuyển động của lồng ngực, tai nghe tiếng thở và cảm nhận được hơi thở củatrẻ bằng gò má mình. Sau đó, tiến hành hà hơi thổi ngạt, chú ý thổi chậm với áplực thấp nhất vì phổi của trẻ nhỏ hơn và chịu áp lực thấp hơn rất nhiều so vớingười lớn.
Sau khi thổi ngạt năm nhịp thì kiểm tra mạch, nếu ngưng mạch cần tiến hành éptim. Vị trí ép tim là 1/2 dưới của lồng ngực, đối với trẻ dưới một tuổi thì dùnghai ngón tay và trẻ trên một tuổi thì dùng một hoặc cả hai bàn tay ấn thẳng vàoxương ức của trẻ.
Lưu ý, khi ép tim thì hai ngón tay luôn đặt trên cùng một vịtrí, với tần số ép tim là 100 lần/phút và tỷ lệ cứ 15 nhịp ép tim thì thổi ngạthai nhịp. Quan sát thấy trẻ đã có hô hấp và tuần hoàn trở lại thì đặt trẻ ở tưthế nằm nghiêng và chuyển đến trung tâm cấp cứu. Trường hợp nghi ngờ trẻ bị chấnthương cột sống cổ thì phải cố định đầu và cổ trẻ, đồng thời đặt trẻ nằm ngửatrong khi chuyển đến bệnh viện.
Theo Hà Nam
-
Sức khỏe10 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe15 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe19 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe20 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe23 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.