Cả nhà đi nhẹ nói khẽ, tức lộn ruột vẫn phải "nhịn như nhịn cơm sống" khi có quý tử thi vào lớp 10

Mẹ cậu nghiến răng nói một câu mà cả nhà phải bật cười: "Chờ nó thi xong, con phải lôi ra đánh cho một trận cho bõ tức".

Nhà tôi có một cậu quý tử năm nay thi vào lớp 10, khỏi phải nói, cả nhà lo lắng chiều chuộng cậu như trứng mỏng, nhất là bố mẹ cậu, đáp ứng đủ yêu cầu, thấy con trai cưng ho hắng một tiếng là vội cơm bưng nước rót tận giường. Người xúc cơm, người cầm nước hoa quả có sẵn ống hút chờ cậu nghiêng mặt qua hút một ngụm, phải nói là chu đáo như hầu hạ Hoàng thái tử.

Tôi là cô của cậu quý tử ấy - em gái bố cậu - cũng bị vạ lây trong việc chăm sóc cậu. Tôi không được phép mở nhạc to, không được ồn ào lớn tiếng khi cậu có mặt ở nhà, chẳng cần biết cậu đang học hay đang chơi, miễn là không được làm "kinh động" đến cậu. Cứ thấy mặt tôi là mẹ cậu lại đưa ngón tay lên môi suỵt suỵt, ý bảo tôi yên lặng. Lâu dần, trong nhà chỉ còn tiếng quạt điện kêu và tiếng thỉnh thoảng lật sách vở của cậu.

Tôi cũng không được phép đặt những món "kém chất lượng", "tích mỡ mà không bổ dưỡng gì" về nhà ăn vì bố mẹ cậu đã dành cả 2 ngày cuối tuần để nghiên cứu thực đơn vừa nhiều chất, vừa tăng chiều cao, vừa lắm năng lượng mà vẫn healthy cho cậu. 

Hoa quả cậu ăn là hàng nhập khẩu, thực phẩm mua trong siêu thị, được bà nội của cậu - mẹ tôi - chế biến cẩn thận, luôn phải canh đúng thời gian cậu đi học về là chín để cậu ăn ngay cho nóng. Mục đích là đến ngày thi, cậu tuyệt đối không được phép đau bụng hay có bất kỳ vấn đề gì về đường tiêu hóa. Cũng tại năm tôi thi đại học, đúng ngày thi thì tôi đau bụng, khó khăn khốn khổ làm xong bài ra khỏi phòng thi mới dám vào nhà vệ sinh. Thế nên từ đó, cả nhà chú trọng việc ăn uống trước kì thi cả tháng trời. 

Đêm cậu học, mẹ cậu ngồi vật vờ mắt nhắm mắt mở chờ cậu vì không dám đi ngủ trước. Còn bố cậu thỉnh thoảng sẽ hỏi han cậu có bài tập nào khó, có gì cần giải đáp? Có mệt không? Đã muốn đi ngủ chưa?

Cả nhà đi nhẹ nói khẽ, tức lộn ruột vẫn phải nhịn như nhịn cơm sống khi có quý tử thi vào lớp 10-1

Đêm cậu học, mẹ cậu ngồi vật vờ mắt nhắm mắt mở chờ cậu vì không dám đi ngủ trước. (Ảnh minh họa)

Không ai dám nói đến mấy từ "áp lực", "căng thẳng", "stress" trong giai đoạn này. Sợ cậu vin vào mấy cái đó làm khổ mọi người. 

Đến em gái của cậu - cháu gái tôi, năm nay học lớp 4 - cũng bị bầu không khí này làm cho lo lắng. Có lần nhìn thấy cậu quý tử đứng ở ban công, cháu gái vội chạy xuống dưới nhà cuống lên nhưng vẫn hạ thấp tông giọng bảo: "Mẹ ơi, con thấy anh Bin đứng ở ban công làm gì ấy, mẹ lên xem đi, lên nhanh lên".

Tôi cũng hốt hoảng vội chạy lên theo chị dâu và cháu gái lên trên thì hóa ra cậu quý tử đang đứng nghe nhạc qua tai nghe. Làm cả nhà hết hồn. 

Hôm qua, cậu đi học về thì mặt sưng sỉa, bà nội hỏi có chuyện gì cũng không trả lời, chỉ bảo cháu không ăn cơm tối. Sau đó lên phòng đóng kín cửa lại. Cả nhà lo lắng, mẹ cậu chờ một tiếng sau mới vào phòng hỏi han thì biết hóa ra cậu cãi nhau với bạn cùng lớp. 

Lúc đi xuống dưới nhà, mẹ cậu nghiến răng nói một câu mà cả nhà phải bật cười: "Chờ nó thi xong, con phải lôi ra đánh cho một trận cho bõ tức. Còn giờ thì nhịn tiếp, phải nhịn như nhịn cơm sống". Tôi không biết đến bao giờ mới thoát cảnh này đây, nhưng đúng là đợt này các cháu thi vào lớp 10 căng thẳng thật!

 

Theo Phụ nữ mới

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunumoi.net.vn/ca-nha-di-nhe-noi-khe-tuc-lon-ruot-van-phai-nhin-nhu-nhin-com-song-khi-co-quy-tu-thi-vao-lop-10-d309465.html

thi lớp 10


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.