Mới về nhà chồng tôi tiêu Tết hết cả trăm triệu mà vẫn thiếu

Cũng vì thế mà Tết năm ngoái, hai vợ chồng không dám ra đường vì không có tiền.

Cũng vì thế mà Tết năm ngoái, hai vợ chồng không dám ra đường vì không có tiền.

Chào mọi người, tôi năm nay 26 tuổi, là nhân viên của một công ty chuyên về thực phẩm chức năng. Tôi mới lấy chồng được 2 năm. Không biết mọi người thế nào chứ Tết sắp cận kề mà tôi lo sốt vó lên. Nhớ lại kí ức năm ngoái mà tôi càng hoảng hơn.

Chẳng là năm ngoái, tôi là dâu mới, lại ở chung với bố mẹ chồng nên mọi việc sắm sửa Tết đều do tôi lo liệu. Hồi giờ ở với mẹ, Tết nhất tôi chỉ việc ngủ nghỉ rồi đi chơi, vì thế khi được giao trọng trách sắm Tết cho gia đình, tôi rất căng thẳng. Nhà chồng tôi rất trọng lễ nghi và là gia đình có tiếng tăm ở khu phố. Do vậy mà Tết đến, rất đông người thân, họ hàng, bạn bè, hàng xóm đến chúc Tết.

Ngay đầu tháng 12 âm lịch, mẹ chồng đã gọi tôi xuống rồi nói thẳng Tết năm nay do vợ chồng tôi lo, làm sao thì làm đừng để ba mẹ mất mặt với khách khứa, họ hàng. Chỉ nghe bấy nhiêu cũng đủ khiến tôi toát mồ hôi hột. Tôi biết đây cũng là màn thử con dâu của mẹ chồng nên chỉ biết răm rắp vâng lời.

Năm ngoái, chồng tôi được thưởng nhiều nên tổng cộng hai vợ chồng cũng có hơn 100 triệu tiền lo Tết. Vì vậy mà tôi chủ quan, không lo thiếu tiền, chỉ chăm chăm mua sắm thật nhiều, thật ngon. 


Lúc đó chỉ thấy mọi người thích nên tôi cũng vui sướng, chẳng lo nghĩ gì tới tiền nong. (Ảnh minh họa)

Vì chưa có kinh nghiệm nên tôi đi hỏi han khắp nơi thì được chị đồng nghiệp cho biết, Tết đến phải sắm quần áo mới cho ông bà và các cháu. Vậy là tôi trích gần chục triệu mua quần áo ấm cho ông bà nội, ông bà ngoại. Rồi là các cháu từ nhỏ tới to, con anh con chị. Lúc đó chỉ thấy mọi người thích nên tôi cũng vui sướng, chẳng lo nghĩ gì tới tiền nong. Ngoài ra, tôi còn biếu bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ mỗi người 10 triệu. 

Từ 20 tháng 12 âm lịch, tôi và chồng đi mua đào quất và các đồ trang trí trong nhà. Ra chợ mới thấy cái gì cũng đẹp nhưng đắt. Loanh quanh mua được một số đồ xong thì cũng mất gần 20 triệu. 

Hai hôm sau lại sửa soạn lễ cúng ông Táo, tốn thêm 8 triệu nữa. Rồi cứ như thế, tiền bánh trái, rượu bia hoa quả đi lễ bên nhà bác trưởng họ, tiền kẹo Tết, thực phẩm, gà lễ… Chẳng mấy chốc mà cọc tiền 100 triệu vơi đi thấy đáy. Do lo xa nên tôi mua khá nhiều, toàn đồ xịn nên năm ngoái, đồ ăn dư thừa tới rằm tháng giêng vẫn còn. Nhưng không mua lại sợ, bởi bố mẹ chồng giao thiệp rộng, khách khứa đều là người có địa vị xã hội, ăn uống kén chọn. Vì vậy mà trong nhà lúc nào cũng phải trữ sẵn thịt trâu gác bếp, bia rượu ngoại, với các loại thực phẩm đắt đỏ khác. Ấy là tôi còn chưa kịp mua sắm bộ quần áo nào tử tế để mình mặc đi chơi Tết.

tết
Vì thế mà Tết năm ngoái, hai vợ chồng không dám ra đường, vì không có tiền. (Ảnh minh họa)

Tối 30 đi xem pháo hoa, lúc trở về hai vợ chồng mua nốt 200 ngàn tiền hoa và cây lộc. Vậy là số tiền 100 triệu không còn một đồng nào. Sáng mùng 1 khi các bác các cô mang con cái đến chúc Tết, mẹ chồng bảo tôi lấy tiền ra mừng tuổi các cháu, tôi mới sực nhớ ra, mình không hề để khoản này. Vậy là tôi cuống cuồng nhấm nháy chồng vào trong phòng, lục ví của chồng, may mắn lấy được 1 triệu, vậy là vui vẻ ra mừng tuổi mỗi cháu 50 ngàn. 

Thế nhưng, cũng vì thế mà Tết năm ngoái, hai vợ chồng không dám ra đường, vì không có tiền. Ngẫm lại, thấy bản thân thật hoang phí, tiêu hết 100 triệu mà hai vợ chồng lại chẳng có gì, cũng chẳng dám đi chơi Tết. 

Còn mẹ chồng, đến mùng 6 Tết bà mới kiểm tra và tá hỏa khi thấy nhà còn quá nhiều đồ ăn. Bà quở trách tôi một hồi vì lãng phí, rồi chẹp miệng bảo cũng tại bà không bao quát con dâu. 

Bây giờ lại sắp đến Tết, tiền thưởng năm nay của vợ chồng tôi có nhiều hơn năm ngoái vài triệu. Nhưng tôi đang lo không biết chi tiêu như thế nào để vừa tiết kiệm mà vẫn chu đáo, tươm tất? Ai có kinh nghiệm gì thì chỉ bảo cho tôi với?

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.