Trước ngày cưới, mẹ vợ tương lai đưa ra yêu cầu khiến gia đình tôi vô cùng bức xúc, nhưng bàng hoàng hơn là hành động của vợ sắp cưới

Lời đề nghị của mẹ vợ làm tôi hết sức ngạc nhiên. Gia đình tôi thì bức xúc vô cùng vì cảm thấy bị thông gia qua mặt.

Sau một thời gian dài tìm hiểu cô bé cùng cơ quan, tôi và em quyết định yêu nhau một thời gian rồi cưới. Phần là em muốn có thêm thời gian cho bản thân, phần là tôi cũng muốn phấn đấu để có một căn hộ nho nhỏ trước khi rước nàng về dinh, vì căn nhà của ba mẹ tôi hơi nhỏ.

Mọi thứ đang đi vào đúng quỹ đạo của nó. Thiệp cưới chuẩn bị đặt in, nhẫn cưới chờ ngày giao hàng, danh sách khách mời cũng đã được hoàn thiện, ba mẹ tôi đã tìm nhà hàng tiệc cưới, cô em gái cũng tìm cửa hiệu để đặt may áo dài... Thế nhưng bỗng xảy đến một việc mà chính tôi chẳng hề ngờ tới.

Hôm đó tôi ăn cơm nhà vợ sắp cưới. Sau bữa cơm, mẹ vợ tương lai ngồi nói chuyện với chúng tôi. Mọi thứ không có gì đáng ngại cho đến khi bà hỏi tôi:

- Sau đám cưới, hai vợ chồng dọn về ở hẳn với mẹ.

Lúc này tôi hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn thẳng thắn nói ra ý kiến của mình, là tôi không đồng ý. Ông bà đã dạy “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Vậy nên sau khi cưới, vợ chồng tôi sẽ về ở nhà của ba mẹ tôi.

Mẹ vợ không nói gì, còn vợ tôi thì vùng vằng, giận dỗi ra mặt. Tôi về nhà, trong đầu mông lung nghĩ về câu chuyện hồi nãy. Vợ tôi nhắn tin: “Em mong anh hiểu cho em. Nhà em neo người, có một mẹ một con nên buồn lắm. Em mong muốn khi lập gia đình vẫn có thể sống bên mẹ. Nhà anh còn đủ ba mẹ, có cả em gái, còn nhà em thì không. Nếu anh không đồng ý thì chúng mình kết thúc ở đây thôi. Mẹ em giờ sức cũng yếu rồi, em không bỏ bà một mình được”.

Trước ngày cưới, mẹ vợ tương lai đưa ra yêu cầu khiến gia đình tôi vô cùng bức xúc, nhưng bàng hoàng hơn là hành động của vợ sắp cưới-1

Tôi đem chuyện nói với ba mẹ. Ba mẹ tôi vô cùng bức xúc. Tại sao khi hai gia đình gặp nhau, bà sui không đề cập đến việc này? Tại sao chỉ nói chuyện này với con rể mà không bàn với thông gia? Như vậy đúng là coi thường thông gia quá rồi.

Ba tôi là người nóng tính nhưng cũng rất sòng phẳng. Ông quyết định cho huỷ đám cưới. Bản thân tôi cũng không bao giờ muốn ở rể. Nhưng nếu huỷ cưới, người khổ nhất là vợ sắp cưới của tôi.

Nhưng mọi chuyện không như tôi nghĩ. Vợ sắp cưới của tôi vì không chấp nhận sống cùng gia đình chồng nên nằng nặc ép tôi phải ở rể. Tôi cũng không thể nhún nhường được.

Tuần trước chúng tôi đã đi đăng ký kết hôn. Nếu làm thủ tục ly hôn, cô ấy sẽ trở thành người có một đời chồng, hàng xóm, đồng nghiệp dị nghị, bàn tán. Vả lại, khi lên cơ quan, chúng tôi lại gặp nhau, chúng tôi sẽ đối diện nhau như thế nào?

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/truoc-ngay-cuoi-me-vo-tuong-lai-dua-ra-yeu-cau-khien-gia-dinh-toi-vo-cung-buc-xuc-nhung-bang-hoang-hon-la-hanh-dong-cua-vo-sap-cuoi-162202011200839653.htm

mẹ vợ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.