Bỉ : Vừa thoát chết ở sân bay thì mất tích ở ga tàu

Một nạn nhân trong vụ khủng bố liên hoàn ở Brussels - Bỉ gửi tin nhắn cho gia đình báo rằng mình vẫn ổn sau vụ tấn công ở sân bay nhưng lại mất tích trong vụ nổ ở tàu điện ngầm một giờ sau đó.

 Một nạn nhân trong vụ khủng bố liên hoàn ở Brussels - Bỉ gửi tin nhắn cho gia đình báo rằng mình vẫn ổn sau vụ tấn công ở sân bay nhưng lại mất tích trong vụ nổ ở tàu điện ngầm một giờ sau đó.

Như thường lệ, nhiều người chuẩn bị lên máy bay ở sân bay Zaventem và đi làm bằng tàu điện ngầm vào sáng ngày 22-3. Họ không thể ngờ sẽ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng ngay tại trung tâm châu Âu, nơi đặt trụ sở Liên minh châu Âu (EU) và NATO.

Các vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Brussels hôm 22-3 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 31 người và làm 260 người khác bị thương. Đằng sau đó là những chuyện đau lòng.

Ông David Dixon, 51 tuổi. Ảnh: Telegraph
Ông David Dixon, 51 tuổi. Ảnh: Telegraph

Ông David Dixon, 51 tuổi, đã gửi tin nhắn cho gia đình báo rằng mình vẫn ổn sau vụ tấn công ở sân bay nhưng lại mất tích sau khi xảy ra vụ nổ ở tàu điện ngầm một giờ sau đó.

Bà Anne Dixon, dì của ông Dixon, nói với báo Daily Telegraph rằng cháu mình, lập trình viên máy tính người Anh, đã gửi tin báo trước khi lên tàu điện ngầm để đi làm.

Bà Charlotte Sutcliffe, vợ ông Dixon, đang tìm kiếm chồng mình nhưng lo sợ ông đã thiệt mạng.

Bà Adelma Tapia Ruiz, người Peru 36 tuổi,. Ảnh: Telegraph
Bà Adelma Tapia Ruiz, người Peru 36 tuổi,. Ảnh: Telegraph

Trong một trường hợp đau thương khác, bà Adelma Tapia Ruiz, người Peru 36 tuổi, chết tại sân bay khi cùng người chồng Christophe Delcambe và hai con gái sinh đôi 3 tuổi Maureen, Alondra chuẩn bị đến thăm người thân ở New York - Mỹ.

Ông Fernando Tapia Coral, anh trai bà Ruiz, cho biết hai con gái của em mình đã chạy ra ngoài cổng chơi và Delcambe đi theo trông chừng ngay trước khi vụ nổ xảy ra. Theo báo The New York Times, ông Delcambe và con gái Maureen bị thương.

Chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, ông Coral cho rằng cái chết của em gái mình là không thể hiểu nổi.

Người hùng Alphonse Youla. Ảnh: Twitter
Người hùng Alphonse Youla. Ảnh: Twitter

Gây sự chú ý của truyền thông còn có nhân viên sân bay Alphonse Youla, một người hùng đã giúp đưa 4 người đến nơi an toàn khi xảy ra vụ tấn công. Trong khi đó, truyền thông cho rằng anh đã giúp đưa 7 người ra ngoài.

Báo chí viết trong khi mọi người bỏ chạy khỏi nơi nguy hiểm, anh Youla lại là người ở lại. Anh nói mình nhìn thấy những người cần giúp đỡ và không thể bỏ mặc họ.

Sau nghĩa cử đẹp trên, hình ảnh anh Youla cứu người được lan truyền trên mạng. Anh Youla, nhân viên an ninh làm tại quầy check-in, kể lại khi đó có người hét lên bằng tiếng Ả Rập và anh nghe thấy tiếng nổ lớn, sau đó mọi thứ trở nên hỗn loạn.

Người hùng này kể: “Hai người lớn tuổi đi về phía tôi và tôi đã cứu họ. Tôi đưa họ đến thang máy. Tôi không thể đi cùng họ vì còn quá nhiều người cần giúp đỡ. Tôi đã nhìn thấy một phụ nữ nằm trên mặt đất và không thể cử động. Có quá nhiều máu. Tôi đã giúp một phụ nữ khác nằm trên sàn nhà gần thang máy cầm máu ở chân”.

Anh Alphonse Youla giúp đưa một người ra ngoài. Ảnh: Reuters
Anh Alphonse Youla giúp đưa một người ra ngoài. Ảnh: Reuters

Theo Xuân Mai
Người lao Động



đánh bom


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.