Còn cơ hội tìm thấy người sống sót vụ QZ 8501

Telegraph dẫn lời các chuyên gia cho biết, nếu máy bay đáp xuống biển, lực lượng cứu hộ vẫn có cơ hội tìm thấy người sống sót vì nhiệt độ nước biển khá ấm.

Telegraph dẫn lời các chuyên gia cho biết, nếu máy bay đáp xuống biển, lực lượng cứu hộ vẫn có cơ hội tìm thấy người sống sót vì nhiệt độ nước biển khá ấm.

Chiến dịch tìm kiếm chuyến bay QZ 8501

  • Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, cho biết quân đội nước này sẽ điều một máy bay C-130 vào trưa nay và một tàu hải quân thứ 3 trong buổi tối để cùng tìm kiếm với Indonesia. Hãng Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin Seoul sẽ điều máy bay tuần tra đến hỗ trợ Indonesia. Hàn Quốc cũng là nước có hành khách trong chuyến bay QZ8501.
  • Người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia cho biết Indonesia không có những công cụ như tàu lặn để giúp thu hồi máy bay từ dưới đáy biển. Nước này đang đề nghị sự hỗ trợ từ các quốc gia khác. "Tôi đã liên lạc với Ngoại trưởng Indonesia để có thể mượn máy móc từ các nước đã đề nghị giúp đỡ, như Anh, Pháp và Mỹ".

  • Geoffrey Thomas, một chuyên gia hàng không và là biên tập viên của trang tin về hàng không Airlineratings.com đã thảo luận với một số cơ trưởng và nhận định rằng phi cơ bay trong điều kiện thời tiết xấu nhưng đã bay quá chậm để tránh nó. “Các phi công cho rằng, trong lúc tăng độ cao để cố tránh cơn bão, phi hành đoàn đã để máy bay di chuyển quá chậm, dẫn tới việc chết máy trên không, tương tự trường hợp chuyến bay AF447 của Air France rơi hồi năm 2009”, ông Thomas nói với AAP.
  • Ông Soelistyo, người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia, phát biểu trước báo chí ngày 29/12 rằng chuyến bay QZ 8501 nhiều khả năng đã rơi xuống biển. "Dựa theo những đánh giá ban đầu phối hợp, chúng tôi cho rằng phi cơ đã rơi xuống biển", ông Soelistyo nói trên Reuters.

  • RT dẫn lời một chuyên gia cho hay điều kiện thời tiết từ nay tới cuối năm tại biển Java rất xấu.

  • Một người biết rõ về Iriyanto, cơ trưởng máy báy Airbus A320-200 mô tả ông là một người “rất tài năng và chuyên nghiệp”, BBC đưa tin. Ảnh: Twitter

    Còn cơ hội tìm thấy người sống sót vụ QZ 8501
  • Một người chỉ huy căn cứ an ninh tại biển Java cho hay chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích sẽ tập trung vào 3 địa điểm: Pulau Momparang, Pulau Nangka và Pulau Lung, theo Channel News Asia.

    Còn cơ hội tìm thấy người sống sót vụ QZ 8501
  • Trực thăng cất cánh từ tàu tìm kiếm cứu nạn của Hải quân Indonesia khởi hành từ đảo Bintan. Ảnh: People's Daily

    Nhập mô tả cho ảnh

     

  • Truyền thông không được phép tiếp cận cuộc họp giữa Tony Fernandes, CEO của AirAsia, với thân nhân những người mất tích tại sân bay Surabaya, Indonesia, CNN đưa tin.

  • Cổ phiếu của AirAsia đã giảm 11,6% giá trị so với trước khi sự cố xảy ra,  Reuters cho hay.

  • Giới chức Indonesia tuyên bố các đội cứu hộ sẽ dễ dàng tìm thấy QZ 8501 nếu nó rơi xuống nước, Guardian đưa tin. Độ sâu trung bình của vùng biển nghi vấn hiện nay là 46 m. Các thiết bị tìm kiếm hộp đen máy bay có khả năng hoạt động tốt ở độ sâu gấp 100 lần, tương đương 4.570 m. Người ta đã sử dụng loạt thiết bị này trong suốt quá trình tìm kiếm MH370 của Malaysia Airlines ở phía nam Ấn Độ Dương.

  • Còn cơ hội tìm thấy người sống sót vụ QZ 8501

    Hai máy bay C-130 Hercules của Indonesia đã cất cánh tới khu vực tìm kiếm chuyến bay QZ 8501 của AirAsia. Chiếc C-130 Hercules số hiệu 1319 cất cánh lúc 6h00 theo giờ địa phương trong khi chiếc còn lại mang số hiệu 1323 khởi hành 30 phút sau đó. Theo dự kiến, hai phi cơ này cần một giờ để tới khu vực nghi vấn nhằm tìm máy bay mất tích, MetroTV đưa tin.

  • Telegraph dẫn lời các chuyên gia cho biết nếu máy bay đáp xuống biển thì lực lượng cứu hộ vẫn có cơ hội tìm thấy người sống sót vì nhiệt độ nước biển khá ấm.

    Desmond Ross, một cựu cơ trưởng ở Australia, nói với BBC rằng sấm sét xuất hiện tại khu vực biển Java hàng ngày nhưng radar trên các máy bay hiện đại có thể cảnh báo tình trạng thời tiết xấu để phi công tránh. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng đôi khi gió đổi hướng bất ngờ và phi công không thể lường trước tình huống.

  • Không quân Singapore (RSAF) vừa cử thêm một máy bay C-130 tới khu vực tìm kiếm, theo Straits Times. Trong ngày 28/12, một máy bay C-130 của RSAF đã thực hiện hành trình tìm kiếm QZ 8501 trong khoảng 2 giờ.

  • Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia cho biết, các đội cứu hộ đang tìm kiếm tung tích QZ 8501 trong bán kính 270 hải lý (500 km) quanh đảo Belitung trên biển Java, CNBC đưa tin.

  • Còn cơ hội tìm thấy người sống sót vụ QZ 8501

    Máy bay P-3C Orion của Không quân Hoàng gia Australia. Ảnh: RAAF

  • Hàng xóm của cơ trưởng trên máy bay Airbus A320-200 mất tích đang cầu nguyện cho ông. Họ nói vợ của cơ trưởng tự nhốt trong phòng khi nghe tin về sự cố trong khi hai con ông đang ở Yogyakarta và đã lên kế hoạch về nhà với mẹ.

    Nhập mô tả cho ảnh
  • Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia cho biết, các đội cứu hộ đang truy lùng tung tích QZ 8501 trong bán kính 270 hải lý (500 km) quanh đảo Belitung trên biển Java, CNBC đưa tin. ABC News dẫn nguồn tin khí tượng cho biết trận bão trong khu vực máy bay AirAsia mất tích rải mây tới độ cao tới 15.200 m. Trong khi đó, máy bay Airbus A320-200 chỉ có thể bay cao tối đa 12.000 m. Giới chức Indonesia trước đó xác nhận, phi công xin nâng độ cao tới 11.500 m để tránh thời tiết xấu.

  • Trang nhất của báo Malaysia New Straits Times hôm nay cho hay có một người Malaysia trên chuyến bay QZ 8501 mất tích. Quốc gia này vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ máy bay MH370 biến mất và máy bay MH17 bị bắn hạ.

    a
  • Còn cơ hội tìm thấy người sống sót vụ QZ 8501

     

    Ông Tony Fernandes, Tổng giám đốc điều hành hãng AirAsia, nói trong cuộc họp báo tại thành phố Surabaya rằng thân nhân hành khách và chiến dịch tìm chuyến bay QZ 8501 nên là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải nguyên nhân khiến phi cơ mất tích.

    "Hiện tại tôi không biết sự cố nào đã xảy ra với máy bay. Xin mọi người đừng đồn đoán vào thời điểm này", AP dẫn lời ông.

  •  

    Tại sân bay Surabaya, những người thân của hành khách thể hiện nhiều tâm trạng khi ngóng tin về số phận chuyến bay. Một số người khóc, còn nhiều người chỉ ngồi với dáng vẻ trầm tư. Nias Adityas, một phụ nữ sống ở Surabaya, kể với AP rằng cô rất sốc khi thấy tên của chồng, Nanang Priowidodo, trong danh sách hành khách trên chuyến bay QZ 8501. Nanang, một hướng dẫn viên du lịch, đưa một gia đình gồm 4 người tới Singapore, Malaysia và đảo Lombok của Indonesia để tham quan. 

    "Nanang rất vui vì chuyến tham quan. Anh ấy bảo tôi: Em hãy cầu nguyện để chúng ta gặp nhiều vận may trong năm mới", Nias vừa kể vừa khóc.

     

  • Máy bay tuần tra P-3C Orion của Không quân Hoàng gia Australia đã cất cánh từ Darwin tới khu vực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích ở Indonesia. Đây là loại máy bay được thiết kế để đảm trách các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ trên biển. Nó được trang bị hệ thống radar tối tân cùng máy ảnh hồng ngoại và các cảm biến điện tử cùng phi hành đoàn được đào tạo bài bản.

  • Najib Riphat Kesoema, đại sứ Indonesia ở Australia cho biết, thời tiết ở khu vực tìm kiếm vẫn chưa thực sự tốt nhưng đã cải thiện so với ngày hôm qua. Jakarta đã nhận được lời đề nghị của Australia về việc gửi máy bay P-3C Orion tới hỗ trợ tìm kiếm nhưng chưa đưa ra quyết định, Guardian cho hay.

  • Còn cơ hội tìm thấy người sống sót vụ QZ 8501

    Hai sĩ quan Hải quân trên một phi cơ quân sự của Indonesia tham gia chiến dịch tìm phi cơ mất tích trên biển Java hôm 28/12. Ảnh: Reuters. Chuẩn đô đốc Sigit Setiayana, người chỉ huy Trung tâm Định vị Hải quân Indonesia, nói rằng hoạt động tìm máy bay diễn ra trong điều kiện thuận lợi vào sáng 29/12. Hiện tại 12 tàu Hải quân, 5 máy bay, 3 trực thăng và một số tàu chiến đang tìm dấu vết chuyến bay QZ 8501.

    "Ơn Chúa, có thể chúng tôi sẽ tìm thấy phi cơ sớm", ông nhận định.

  • AirAsia vừa cập nhật lại số hành khách. Theo thống kê mới, có tới 17 trẻ em và 1 trẻ sơ sinh trên máy bay biến mất. Những hành khách còn lại là 137 người trưởng thành. Phi hành đoàn vẫn gồm 7 người, bao gồm 2 phi công, 4 tiếp viên và một kỹ sư máy móc. Cơ trưởng là người kinh nghiệm với 20.537 giờ bay trong khi cơ phó có 2.275 giờ bay với riêng AirAsia.

  • Channel News Asia cho biết, một chuyến bay cũng mang số hiệu QZ 8501 đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Changi, Singapore sáng nay. Nó là phi cơ thực hiện lộ trình bay tương tự với chiếc Airbus A320-200 mất tích một ngày trước đó.

  • Trong buổi cầu nguyện tại Tòa thánh Vatican hôm 28/12, Giáo hoàng Francis nói ông và các tín đồ Cơ đốc trên thế giới cầu nguyện cho những người trên chuyến bay QZ 8501.

  • Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ tuyên bố họ sẵn sàng phái phi cơ, tàu, thiết bị, chuyên gia hàng không và nhà điều tra để giúp Indonesia tìm máy bay mất tích, BBC đưa tin. 

  • Ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia, kêu gọi người dân cả nước cầu nguyện cho máy bay mất tích và những người trên đó, Jakarta Post đưa tin.

  • Mirror đưa tin 8 tàu, hai máy bay và 3 trực thăng đã khởi hành để tìm máy bay Airbus A320-200 của hãng hàng không AirAsia.

  • Tatang Zainuddin, phó giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ quốc gia Indonesia, nói rằng hoạt động tìm chuyến bay QZ 8501 tiếp tục từ 6h sáng 29/12.

    "Các phương tiện của chúng tôi đang tiến về phía đảo Belitung. Hôm nay chúng tôi sẽ điều động 4 máy bay để tìm phi cơ mất tích. Chúng tôi hy vọng các phương tiện sẽ thấy nó sớm", ông nói.

  • Mô phỏng thời tiết dọc theo đường bay của QZ8501. Ảnh: ABC News

    Còn cơ hội tìm thấy người sống sót vụ QZ 8501

     

  • Theo BBC, sự cố QZ8501 có những điểm tương đồng với vụ biến mất bí ẩn của máy bay Airbus A330 do hãng Air France khai thác năm 2009 trên Ấn Độ Dương. Trong sự cố với chuyến bay số hiệu 447 làm 228 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, người ta phát hiện một số bộ phận cảm biến của máy bay bị đóng băng khiến số liệu sai dẫn tới tai nạn kinh hoàng.

  • Theo các thông tin về hoạt động tìm kiếm, Singapore đã cử 4 tàu hải quân cùng một máy bay C-130 tới khu vực nghi vấn. Malaysia cũng đưa 3 tàu hải quân vùng một máy bay vận tải C-130 Hercules đến tìm QZ8501. Indonesia cũng cử ít nhất 7 tàu từ Jakarta cùng trực thăng ở căn cứ không quân trên đảo Kalimantan tham gia tìm kiếm cứu nạn.

  • Tony Fernandes, giám đốc điều hành AirAsia, mô tả sự biến mất của QZ8501 là cơn ác mộng tồi tệ nhất của cuộc đời mình. “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tìm kiếm máy bay mất tích để đáp lại sự mong mỏi của gia đình các hành khách và thành viên phi hành đoàn. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể”, ông nói.

  • Hải quân Malaysia đã cử 3 tàu tới khu vực tìm kiếm máy bay Airbus A320-200 của AirAsia mất tích trong khi không quân đưa máy bay C-130 Hercules tới rà soát bầu trời nơi phi cơ biến mất.

Những tình tiết chính trong sự cố QZ 8501

Máy bay biến mất 42 phút sau khi cất cánh từ Surabaya, Indonesia tới Singapore sáng ngày 28/12, ở vùng biển quanh đảo Belitung, biển Java, Indonesia.

Trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar, phi công đã yêu cầu thay đổi độ cao vì thời tiết xấu. Máy bay tăng độ cao từ 9.750 m lên 11.500 m.

Máy bay mất liên lạc khi chở 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Phần lớn người trên chuyến bay QZ 8501 là công dân Indonesia.

Indonesia, Singapore, Malaysia và Australia tiếp tục chiến dịch tìm kiếm cứu nạn sau khi tạm ngừng vào đêm 28/12 vì tầm nhìn hạn chế và thời tiết xấu. 

AirAsia, công ty hàng không giá rẻ trụ sở tại Malaysia, khai thác máy bay mất tích từ năm 2008. Nó đã thực hiện 13.600 chuyến bay. AirAsia chưa mất bất kỳ phi cơ nào vì tai  nạn trong suốt 2 thập niên qua.


Bình luận