Đúng 6 năm sau khi nhậm chức, Tổng thống Barack Obama, sáng nay, đã trình bày
trước Quốc hội và cả nước Mỹ một thông điệp liên bang nữa. Một cái nhìn vào
những thông điệp hàng năm của ông sẽ cho thấy sự thành bại của Tổng thống trong
thời gian cầm quyền.
Ảnh: BBC |
Theo hãng tin BBC, vào ngày 20/1/2009, Obama có bài diễn văn nhậm chức, nhấn mạnh hy vọng và cơ
hội thông qua nhiều mục tiêu chính sách cụ thể.
"Ngày hôm nay, chúng ta tập hợp bởi chúng ta đã chọn hy vong thay vì sợ hãi,
thống nhất mục tiêu về xung đột và bất hòa", ông Obama nói từ đồi Capitol. "Ngày
hôm nay, chúng ta tiến tới tuyên bố chấm dứt những than phiền vụn vặt và những
cam kết dối trá, những tố cáo lẫn nhau và những giáo điều đã từ quá lâu bóp
nghẹt đời sống chính trị của chúng ta".
Trong một bài phát biểu trước phiên họp chung của Quốc hội một tháng sau đó - Tổng thống Mỹ có một nỗ lực giống như của một nhân công, định tông và kiểu cách mà ông sẽ theo đuổi trong tất cả các bài phát biểu của mình trước Quốc hội.
Ông nói về nhu cầu cần tái thiết nền kinh tế, khi đó đang lao dốc nghiêm trọng, và ca ngợi luật kích thích tiêu dùng 787 tỷ USD mà Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát mới thông qua.
Những ngày tháng đầu tiên khi làm chủ Nhà Trắng, Obama ở trên đỉnh điểm của quyền lực. Với tỷ lệ tín nhiệm cao cùng đa số khá lớn ở cả Thượng viện và Hạ viện, ông cùng Đảng Dân chủ cầm chắc trong tay đòn bẩy sức mạnh.
Trong bài phát biểu hồi tháng 2 năm đó, Tổng thống đề ra một nghị trình đầy tham vọng. Ông tán thành cải cách quy định tài chính, đại tu hệ thống y tế quốc gia và một kế hoạch về điều tiết khí thải nhà kính. Ông còn cam kết chấm dứt cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và đóng cửa nhà tù Vịnh Guantanamo.
Obama có bài phát biểu nữa trước Quốc hội vào tháng 9/2009, nỗ lực thúc đẩy cải cách y tế thông qua Quốc hội. Nhưng bắt đầu từ Thông điệp Liên bang chính thức đầu tiên của ông năm 2010, những đám mây u ám bắt đầu xuất hiện ở phía chân trời.
Công chúng Mỹ lo lắng trước tình trạng thâm hụt ngân sách gia tăng và một nền kinh tế vẫn còn trì trệ. Tuy suy thoái chính thức chấm dứt vào tháng 6/2009, tỷ lệ thất nghiệm vẫn không lui khỏi mốc 9,9% cho đến tận tháng 4/2010. Tổng thống đã phải cam kết đóng băng chi tiêu của chính phủ và cắt giảm những chương trình quá tốn kém hoặc không cần thiết.
Dù cuối năm đó, Đảng Đân chủ đã thông qua cải cách trong lĩnh vực tài chính và y tế, đây là thành tựu lập pháp cuối cùng mà đảng của ông Obama đạt được. Kế hoạch về khí khí thải thì gần như tê liệt trong khi cam kết về nhà tù Guantanamo bị phe Cộng hòa vô hiệu hóa.
Phong trào Đảng Trà bảo thủ ngày càng lớn mạnh đã giúp phe Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010.
Hai thông điệp liên bang tiếp theo của Obama, cùng với bài phát biểu vào tháng 9/2011 trước Quốc hội về pháp chế việc làm, mang tính phản ứng nhiều hơn. Phần lớn các đề xuất của ông không được thông qua.
Sau khi tái cử năm 2013, trong thông điệp liên bang cùng năm của ông, Tổng thống muốn yêu cầu tăng lương tối thiểu, thêm quỹ cho giáo dục cao đẳng và lập pháp về thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, bài phát biểu bị chi phối bởi những tranh cãi về quy định vũ khí và cuộc tấn công khiến 20 trẻ nhỏ và 6 người lớn tử vong ở một trường tiểu học tại Newtown, Connecticut.
Dù vậy, do phe Cộng hòa vẫn giành kiểm soát ở Hạ viện, không một khoản chính sách nào trong số đó trở thành luật.
Trong bài phát biểu năm 2014, Obama dường như cam chịu trước thực tế rằng không một ưu tiên lập pháp nào của ông được Quốc hội tán thành. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống tụt giảm mạnh. Bài diễn văn chủ yếu tập trung vào các vấn đề mà Tổng thống có thể tiến hành mà không cần Quốc hội phê chuẩn, chẳng hạn như cải cách nhập cư giới hạn và quy định khí thải nhà kính. Sự "thống nhất mục tiêu" mà Tổng thống nhắc đến năm 2009 dường như chỉ còn là một ký ức xa vời.
Giờ đây, đúng 6 năm sau bài phát biểu nhậm chức đầu tiên, Tổng thống Obama lại phát biểu trước Quốc hội và dân chúng Mỹ lần nữa. Và lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, do thất bại của đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử giữa kỳ, ông đối mặt với một cơ quan lập pháp hoàn toàn nằm trong tay các đối thủ chính trị.
Sau bài phát biểu này của ông, nước Mỹ sẽ bắt đầu chứng kiến cuộc đua vào Nhà
Trắng. Cả hai đảng sẽ bận rộn chọn ra những người dẫn đầu mới, và hành động lập
pháp sẽ tạm dừng.
Và tới đây, mọi con mắt sẽ dồn vào nhân vật tiếp theo sẽ phát biểu trước Quốc
hội từ bậc thềm của điện Capitol.
Theo Thanh Hảo
VietNamNet