Quan niệm rất thoáng về ly hôn thời nhà Đường

Theo ghi chép trong sử sách, triều đại nhà Đường một mặt khích lệ quả phụ thủ tiết, mặt khác có quan niệm “thông thoáng” trong chuyện phụ nữ tái giá.

Xã hội thời Đường, Trung Quốc không chỉ có quanniệm phóng khoáng về sex, mà còn rất tự do trong chuyện ly hôn. Phụ nữ cóquyền chủ động  đoạn tuyệt nhân duyên với đấng phu quân.

Theo ghi chép trong sửsách, triều đại nhà Đường một mặt khích lệ quả phụ thủ tiết, mặt khác cóquan niệm “thông thoáng” trong chuyện phụ nữ tái giá.

Thời nhà Đường quy định,văn tự chứng minh chuyện đoạn tuyệt nhân duyên giữa vợ chồng được gọi là“Phu thê tương biệt thư” hoặc phổ biến hơn trong thiên hạ là “Phóng thêthư”. “Phóng” ở đây không có nghĩa là vứt bỏ mà hàm ý trả về với tổ tônghọ mạc.

Chuyện ly hôn được gọi là“hợp ly”. “Hợp ly” ý chỉ tình cảm phu thê không còn hòa hợp, đời sốngphòng the không điều độ, quan hệ đôi bên gia đình không tốt đẹp. Vìnhững lý do ấy mà chia tay thì sẽ không ảnh hưởng nhiều tới luân thườngđạo lý, không gây đau xót cho gia đình.

Sau khi ly hôn, đàn ôngcó quyền thành thân cùng người phụ nữ khác, người vợ lúc này cũng đượcphép tự do tái giá. Nhà Đường quy định, chuyện đứt gánh nhân duyên khôngphải là việc riêng của mỗi nhà. Các cặp vợ chồng muốn ly hôn phải tớiquan phủ để phân xử. Nếu không tuân thủ phép tắc, sau đó, người chồnglại tìm tới vợ, xã hội đời Đường sẽ coi đó là chuyện “trùng hôn” (tứccưới lại).

Quan niệm rất thoáng về ly hôn thời nhà Đường
Phụ nữ đời nhà Đường, Trung Quốc có quyền chủ động trong chuyện đoạn tuyệt quan hệ phu thê. Ảnh minh họa.

Khi tới công đường, ngườivợ phải trình lên quan phủ “Phóng thê thư” để phân xử. Nếu hai bên đềuthuận chuyện chia tay, quan phụ mẫu sẽ xử theo luật. Nhưng đôi khi, vìnhững khúc mắc trong chuyện phân xử, chính người vợ phải chịu đòn roigiữa chốn công đường.

Theo những ghi chép trongcuốn “Vân khê hữu nghị”, phụ nữ thời Đường thường là người chủ độngtrong chuyện chia ly. Điều đó cho thấy, luật pháp bấy giờ có sự coitrọng nhất định với quyền làm chủ của phụ nữ.

Thi sĩ Dương Chí Kiên xưa kia cũng từng dùng thi ca để bộc bạch nỗi buồntủi khi giữa đường đứt gánh chuyện nhân duyên. Phu nhân của ông vì khôngchịu nổi cảnh nghèo hèn đã một mực đòi chia tay và phải chịu 20 trượnggiữa chốn công đường. Điều đó cho thấy, phân xử ra sao là hoàn toàn tùythuộc vào quan phủ.

Triều đình nhà Đường quyđịnh, sau khi ly hôn, người phụ nữ phải đoạn tuyệt vĩnh viễn với chồngcũ và tự mình quyết định chuyện tái giá mai sau. Theo thời gian, tập tụcnày không còn lưu truyền trong những triều đại sau đó. 

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.