Thế giới đói kém

"Một người đang đói nghĩa là anh ta không tự do". Adlai E.Stevenson - Đại sứ Liên Hiệp Quốc 1961-1965.

Mộng tưởng no đủ

Đó là một cử chỉ đơn giản, nó tự nhiên như việc chúng ta hít thở và đi lại vậy. Cứ mỗi tối, hàng tỷ người lại ngồi xuống bàn, gắp một miếng thịt và đưa lên miệng trong khi không cần biết làm vậy chúng ta đang khiến thế giới phân nhánh, lụn bại ngay trên chính đĩa thức ăn của mình. Chẳng cần phân tích, chúng ta cũng có thể thấy miếng thịt bò đang ăn tới từ lowa, Mỹ, nhưng con bò cho miếng thịt đó thì được nuôi từ ngõ Ấn Độ.

Từ năm 2005 tới 2008, giá ngô và lúa mỳ tăng gấp ba, còn giá gạo tăng gấp năm, đã tạo ra những đợt khủng hoảng thực phẩm tại hơn 25 quốc gia và đẩy 75 triệu người vào cảnh túng quẫn.

Nho của chúng ta tới từ Chilê, chuối cùa chúng ta tới từ Honduras, dầu olive thì tới từ đảo Sicily, Ý, còn nước cam - tất nhiên không thể tới từ Washington DC - mà sẽ tới từ Trung Quốc. Xã hội hiện đại giúp chúng ta thoát khỏi gánh nặng trồng trọt và thu hoạch, thậm chí là cả việc nướng những chiếc bánh mỳ sao cho ngon. Nhưng xã hội hiện đại cũng bắt chúng ta phải chất lên vai gánh nặng trả tiền cho những thứ này. Mọi việc sẽ chẳng sao cho tới khi giá cả leo thang và chúng ta bắt đầu nhận ra những hậu quả to lớn, từ sự vô tâm của mình.

Năm ngoái, giá thực phẩm đột ngột tăng cao đã thức tỉnh thế giới. Từ năm 2005 tới 2008, giá ngô và lúa mỳ tăng gấp ba, còn giá gạo tăng gấp năm, đã tạo ra những đợt khủng hoảng thực phẩm tại hơn 25 quốc gia và đẩy 75 triệu người vào cảnh túng quẫn. Nhưng khác với các đợt khủng hoảng thực phẩm trước, giá thực phẩm năm ngoái tăng vọt trong khi nông dân thế giới có một vụ thu hoạch kỷ lục. Lần tăng giá này là hậu quả của một thập kỷ dài thế giới đã tiêu thụ lượng thực phẩm nhiều hơn hẳn so với khả năng sản xuất của nó.

Khả năng sản xuất nông nghiệp hiện nay chỉ khoảng 1-2% mỗi năm (đó là nói lạc quan vì nhiều quốc gia đang phá ruộng làm sân golf và chung cư cao tầng). Tỷ lệ này hiển nhiên không thể thỏa mãn cái tầu há miệng mang tên gia tăng dân số. Lạm phát giá cả thực phẩm là tín hiệu cho thấy cầu đang vượt cung và cho thấy thế giới không còn đủ thực phẩm để xoay xở. Những nạn nhân đầu tiên của việc này là những người nghèo nhất bởi họ có mức chi tiêu từ 50-70% thu nhập cho đồ ăn, và việc thiếu nước khiến cho khủng hoảng thực phẩm càng diễn ra với mật độ dày đặc và ảnh hưởng của nó cũng càng trầm trọng hơn.

Việc thiếu nước khiến cho khủng hoảng thực phẩm càng diễn ra với mật độ dày đặc và ảnh hưởng của nó cũng càng trầm trọng hơn

Đói kém do đâu?

Dân số và lương thực giống như một quan hệ biện chứng. Kể từ khi loài người dừng săn bắt, hái lượm để chuyển qua cày cấy và trồng trọt khoảng 12.000 năm trước, dân số luôn gia tăng cùng với các tiến bộ nông nghiệp. Mỗi thành tựu như thuần hóa vật nuôi, tưới tiêu, trồng lúa nước đều dẫn tới gia tăng dân số. Mỗi lần thực phẩm bình ổn, dân số cũng chững lại. Các sử gia Ả Rập và Trung Quốc đều nhận thấy mối quan hệ này. Tuy nhiên, người có những phân tích khúc chiết đầu tiên về quan hệ này là Thomas Robert Malthus, học giả người Anh bị ruồng rẫy bởi những giải thích đáng giá của mình.

Vào thời kỳ Đại Ánh Sáng, trong lúc nhiều nhà triết học vội vã tiên đoán về những tiến bộ được mở gông của nhân loại thì Malthus đã chặn họng họ bằng một tuyên bố khác: "dân số sẽ gia tăng ở mức kỷ lục, gấp đôi sau 25 năm nếu không có các điều kiện bất lợi". Các điều kiện này của Malthus bao gồm các yếu tố chủ quan như: kế hoạch hóa gia đình, trì hoãn hôn nhân hoặc khách quan như: chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh. Malthus cũng nhấn mạnh giải phóng thực phẩm sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, ngoại trừ người nghèo.

Theo Malthus, việc giải phóng này thậm chí nhìn về lâu, về dài sẽ khiến xã hội rối loạn hơn do có nhiều trẻ em sinh ra trong cảnh nghèo túng. Việc này tuy không được các nhà xã hội học thừa nhận, nhưng có vẻ Charles Dickens đã nhận ra. Trong tác phẩm A Christmas Carol, khi Ebenezer Scrooge được yêu cầu bố thí cho những người nghèo quần áo, lương thực, ông chủ nhà băng vô nhân tính này đã nói với các nhà cải cách: "những kẻ nghèo túng đó nên tới các trại tế bần hoặc các nhà tù. Và nếu có thể thì họ nên chết đi hơn là tới đó. Họ nên làm như vậy để giảm gánh nặng cho dân số".

Cách mạng công nghiệp và các thành tựu trong nông nghiệp khiến Anh trở thành quốc gia sung túc với các kho lương thực đầy ắp, vậy là tự nhiên lý luận của Malthus bị bỏ sọt rác. Nhưng hiện nay từ sọt rác, các lý luận đó lại được mang ra nghiên cứu. Cuộc cách mạng xanh từng giúp thế giới giải quyết lương thực nhưng nó cũng gieo mầm cho tấn trò cười mà các nhà kinh tế hiện đại phải khóc dở mếu dở. Từ năm 1950 tới nay, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng dân số lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Thậm chí nếu so với thời của Malthus thì bàn ăn thế giới nay đã có thêm 6 tỷ người... Nhưng mọi việc không chỉ vậy, và cũng không chỉ có con người ngồi vào bàn ăn đó.

Từ năm 1950 tới nay, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng dân số lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Lương thực của người đang phải chia sẻ với lợn, bò, gà, bồ câu, và tai hại là chúng ta phải chia sẻ lương thực với các loài vật trên chỉ để ăn thịt chúng, trong khi khủng hoảng lương thực vẫn là vấn đề treo lở lửng, lúc nào cũng chực đè nát nhân loại. Chỉ tính từ năm 1993-2005, lượng tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc đã tăng 45%, nhưng mức này chỉ tương đương với 40% so với mức tiêu thụ của Mỹ. Trung bình để có một calo từ thịt lợn chúng ta mất đi một lượng lương thực nhiều gấp năm lần so với việc thu trực tiếp một calo từ việc ăn ngũ cốc. Mức này sẽ là gấp 10 lần nếu so với việc thu một calo từ thịt bò Mỹ.

Cộng thêm xu hướng sản xuất xăng hữu cơ cho ôtô, lượng ngũ cốc tiêu thụ đã tăng vọt từ 815 triệu tấn năm 1960 lên 2,16 tỷ tấn năm 2008. (Riêng lượng tiêu thụ ngũ cốc dành cho việc chế tạo xăng hữu cơ từ năm 2005 tới nay cũng đã tăng từ 20 triệu tấn lên 50 triệu tấn). Mức tiêu thụ này khiến ngay cả Trung Quốc - quốc gia trồng ngô số một thế giới - cũng không trồng đủ ngô để nuôi lợn của mình.

Điều này càng trở nên khó khăn hơn bởi các chuyên gia Trung Quốc dự kiến tới năm 2030, khi dân số Trung Quốc đạt 1,5 tỷ người họ sẽ cần thêm 2 triệu con lợn nữa để có thể đảm bảo khẩu phần của nước mình. Còn theo dự đoán của các chuyên gia, lượng tiêu thụ thịt của thế giới tới năm 2050 sẽ tăng gấp đôi so với mức hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc phải nuôi nhiều động vật hơn nữa, và nuôi nhiều động vật hơn sẽ đồng nghĩa với tốn ngũ cốc hơn, trong khi sản lượng ngũ cốc thế giới không tăng.

Tương lai ăn nhạt

Nhiều nhà nghiên cứu cho rừng phương pháp giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực toàn cầu nằm ở cuộc Cách mạng Xanh lần II. Phương pháp này chủ yếu dựa vào các thành tựu trong việc can thiệp vào gene các giống cây trồng và vật nuôi. Thực tế chứng minh, các phương pháp canh tác, trồng trọt thông minh đã mang lại cuộc sống khấm khá hơn cho những mảnh đất cằn cỗi như châu Phi. Tuy nhiên, khi mọi người cho rằng Cách mạng công nghiệp sẽ thay đổi cách thức làm việc, sẽ mang lại cơm ăn, áo mặc thì nghèo đói, suy dinh dưỡng, bệnh tật vẫn là những thứ con người phải đương đầu.

Có lẽ vấn đề giải quyết khủng hoảng lương thực của thế giới không chỉ nằm ở phát triển khoa học công nghệ, nó còn nằm ở việc tập ăn nhạt để con cháu đời sau có nước uống. Và đó là điều chúng ta cần học trong bất kỳ giai đoạn nào!

Theo Trí Tuệ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.