Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông

Dưới đây là trích đăng bài viết của một số hãng thông tấn, báo đáng chú ý trong hai ngày qua, sau vụ tàu Trung Quốc phá hoại cáp tàu khảo sát của Việt Nam.

Giới quan sát quốc tế ghi nhận rằng căng thẳng đang leo thangtrên Biển Đông, lý giải nguyên nhân, và dự đoán tình hình sẽ cònnghiêm trọng. Họ cũng khuyến cáo các bên phải rất kiềm chế vàđoàn kết để có được giải pháp hòa bình.

Dưới đây là trích đăng bài viết của một số hãng thông tấn, báođáng chú ý trong hai ngày qua, sau vụ tàu Trung Quốc phá hoạicáp tàu khảo sát của Việt Nam.

Tờ New York Times,với tiêu đề "căng thẳng bùng lên" ở Biển Đông, cho rằng tìnhhình hiện nay chứng tỏ cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ởBiển Đông không có hiệu quả. Đây là nhận xét của MichaelVatikiotis, chuyên gia an ninh tại Trung tâm đối thoại nhân vănSingapore.

"Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng bất bình với việcQuân đội Giải phóng nhân dân PLA thiết lập căn cứ tàu ngầm ở đảoHải Nam, ngay rìa phía bắc của khu vực biển tranh chấp".

Báo này dẫn bình luận của chuyên gia an ninh biển Mark Valencia- một người giỏi có tiếng trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông,như sau: "Dường như các vụ va chạm giữa Trung Quốc và các bêntuyên bố chủ quyền khác đang ngày càng tăng.

Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông
Tàu khảo sát của Mỹ và các tàu của Trung Quốc trong một vụ va chạm trên Biển Đông năm 2009. Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm luật lệ quốc tế khi cho tàu quấy rối tàu Mỹ. Bắc Kinh đáp lại rằng tàu Mỹ "do thám". Ảnh: US Navy.

"Tại sao lại là bây giờ?", chuyên gia đặt câu hỏi. Nhìn từ gócđộ Trung Quốc, "có lẽ là do bây giờ họ đã có đủ lực lượng".

Đài tiếng nói Hoa KỳVOA dẫn thông tin từ văn bản doGiám đốc CIA Leon Panetta gửi Quốc hội Mỹ trong quá trình xemxét việc ông sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Trong văn bảnnày, Panetta nhận xét rằng, Trung Quốc dường như đang xây dựnglực lượng để "chiến đấu và chiến thắng trong những cuộc xung độtquyết liệt và chớp nhoáng" trên các đường biên giới nước này.

VOA tường thuật lại một số vụ đụng độ vừa qua trên biển giữa cáctàu của Trung Quốc với tàu Việt Nam và Philippines, trong khicác quan chức Trung Quốc luôn khẳng định ủng hộ hòa bình và ổnđịnh trên Biển Đông.

Giám đốc CIA lưu ý với Quốc hội Mỹ rằng, Trung Quốc có vẻ nhưđang xây dựng lực lượng chuẩn bị cho các xung đột tiềm tàng liênquan đến Đài Loan, kể cả khi có sự can thiệp của Mỹ. Ông chủtương lai của Lầu Năm Góc đề nghị Mỹ theo dõi sát sự lớn mạnhcủa quân đội Trung Quốc trong lúc vẫn phải tìm cách duy trì hòabình và ổn định, cũng như giảm nguy cơ xung đột trong khu vựcnày.

Bản tin của BBChôm qua, sau khi điểm lại tình hình căng thẳng leo thang hiệnnay trên Biển Đông, nhấn mạnh thực tế rằng, "Trung Quốc muốngiải quyết vấn đề tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ. ViệtNam, Indonesia và Philippines muốn xây dựng nỗ lực chung của cảkhu vực nhằm tìm một giải pháp đa phương cho cuộc xung đột".

Bản tin của Inquirer,nhật báo hàng đầu của Philippines, dẫn tuyên bố mạnh mẽ củathượng nghị sĩ Francis Pangilinan kêu gọi chính phủ không quỳgối trước sức ép của Trung Quốc.

"Chúng ta không để bị bắt nạt bởi cách cư xử phi ngoại giaonày", tuyên bố của ông Pangilinan đưa ra sau khi đại sứ TrungQuốc tại Manila Lưu Kiến Siêu yêu cầu các nước khác không đượckhai thác tài nguyên ở Trường Sa.

"Chúng ta không bao giờ cho phép thế lực nào ép buộc chúng tatuân lệnh", Pangilinan nói thêm.

Các nghị sĩ Philippines có những luồng ý kiến khác nhau: nếugiải quyết hòa bình tránh leo thang căng thẳng - bằng cách đưavấn đề tranh chấp ra LHQ và ASEAN, chẳng hạn theo cơ chếASEAN+1.

"Chúng ta nên theo cách này thay vì đồng tình với đề xuất củngcố quân đội Philippines, bởi điều đó sẽ chỉ kích động Trung Quốccó thêm các hành động thù địch trong khu vực mà thôi", nghị sĩRodolfo Biazon nói.

Nghị sĩ Ben Evardone thì cho rằng ASEAN và LHQ nên tham gia dậptắt tình trạng leo thang căng thẳng hiện nay giữa các bên tranhchấp. "Các bên nên tránh những cuộc khẩu chiến qua lại. Tôi nghĩđã đến lúc cần có tuyên bố đình chiến truyền thông, nhằm ngănchặn nguy cơ xảy ra xung đột lớn".

Đài RFA đăng bìnhluận của các nhà phân tích người Trung Quốc cho rằng tranh chấpchủ quyền lâu dài trên Biển Đông, gần Trường Sa, đang có dấuhiệu ngày càng nghiêm trọng.

WuFan, chủ bút tạp chí China Affair có trụ sở tại Mỹ, cho biết,Trung Quốc đã bắt đầu lục tìm lại các ghi chép lịch sử từ thờiphong kiến tiền 1911 để tìm những cứ liệu biện minh cho tuyên bốchủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi được cho là có nhiều tàinguyên.

"Việt Nam sẽ không xuống thang, và Trung Quốc cũng không xuốngthang. Đặc biệt là không xuống thang trong vấn đề các quần đảo.Đôi bên sẽ ngày càng phân cực".

Giáo sư đại học Seton Hall Yang Liyu nói rằng hiện giờ cả haibên rất khó mà hạ nhiệt.

"Chuyện này giống như châm lửa bằng xăng", Yang nói. "Tình hìnhrất có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sự ổn địnhtrong toàn khu vực" Biển Đông. "Sự tranh chấp và đụng độ chắcchắn sẽ ngày càng nghiêm trọng".

Tờ Daily Youmuri,Nhật Bản đăng bài xã luận với tiêu đề "Bắc Kinh cần kiềm chếtrên biển", cho rằng Trung Quốc đã phá vỡ cam kết trong DOC2002.

Báo này nhận xét rằng dù tại Đối thoại an ninh Shangri-La vừaqua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng địnhBắc Kinh ủng hộ hòa bình trên Biển Đông, và rằng khu vực này vẫnổn định, nhưng hai người đồng nhiệm Việt Nan và Philippines ngaylập tức có những tuyên bố khác hẳn về tình hình.

"Trung Quốc sẽ không có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếunhững điều họ nói không giống những gì họ làm", xã luận có đoạn.

Báo Nhật này cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra ngangnhiên trên biển bởi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm củanước này đã đặt trọng tâm vào mở rộng các lợi ích trên biển.

Vàvì thế "các thành viên ASEAN phải đoàn kết chặt chẽ" để bảo vệvùng biển của họ, không để Trung Quốc biến nó thành "ao nhà".


TheoThanh Mai
Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.