- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Biển Đông dậy sóng” qua góc nhìn chuyên gia
“Biển Đông dậy sóng” đang thu hút sự quan tâm chú ý của các chuyên gia trong và ngoài nước. Chúng tôi xin trích lược ý kiến của một số chuyên gia có uy tín về lĩnh vực này.
“Biển Đông dậy sóng” đangthu hút sự quan tâm chú ý của các chuyên gia trong và ngoài nước. Chúng tôixin trích lược ý kiến của một số chuyên gia có uy tín về lĩnh vực này.
Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gầnđây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đóBắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép vềngoại giao và ra chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để khẳng địnhchủ quyền.
Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàuViệt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines.
Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranhchấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nênđa dạng hơn trước. Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là mộttrong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủquyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cholà giàu khoáng sản.
Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tậptrận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo HoàngSa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụngngày càng nhiều trong thời gian gần đây.
Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điềumà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là "chiến tranhpháp lý", tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mangmột số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra côngkhai tranh cãi về khía cạnh pháp lý. (BBC, 30/5/2011)
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia:
Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược ngoại giao nâng cấp nhằm tăngcường tuyên bố chủ quyền Biển Đông, chiến lược này luôn luôn môtả Trung Quốc như là nạn nhân của các nước khác.
Nay mọi chỉ trích đang được Trung Quốc đổ về Hà Nội và Manila,trong khi Trung Quốc tuyên bố chỉ làm công việc "thực hiện" chủquyền thông qua các hoạt động bình thường.
Hiện tại các tàu hải giám dân sự, chứ không phải tàu hảiquân, tham gia các vụ mới rồi. Các tàu này nhằm vào tàu khảosát dầu khí không có vũ trang của các quốc gia khác. Tuy nhiêntheo Philippines thì hồi tháng Hai tàu tuần tra của Trung Quốcđã bắn cảnh cáo tàu cá của nước này.
Nếu như Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền một cách hunghăng như hiện nay thì hậu quả sẽ là Hà Nội và Manila điều tàuhải quân có vũ trang hộ tống tàu thăm dò. Việt Nam thực tế đãtăng số tàu hộ tống tàu thăm dò Bình Minh 02 sau vụ rắc rốihôm 26/05.
Điều này làm tăng quan ngại và tăng nguy cơ xung đột vũ trangtrong khu vực, tuy nhiên tôi vẫn cho rằng khả năng xảy ra đụngđộ hải quân là thấp. (BBC, 8/6/2011)
Nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông Dương Danh Dy:
Vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 trongvùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không những là nghiêm trọng nhất mànó còn đánh dấu một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc bànhtrướng ra Biển Đông...
Nếu Việt Nam cũng như các nước trong khu vực hay các nước lớn trên thếgiới không biểu thị thái độ đúng mức thì chắc chắn nhà cầm quyền BắcKinh sẽ còn đi những bước mới nữa.
Nhân dân Việt Nam không thể nào im lặng trước những việc làm ngang ngượccủa Trung Quốc như vậy được. Nếu Trung Quốc còn có những hành độngngang ngược, ngang trái, leo thang hơn nữa, thì tôi dám chắc rằng nhữngcuộc tuần hành, thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơnnữa. (VOA, 8/6/2011)
Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chínhphủ:
Những phát biểu chính thức của Nhà nước và các vị lãnh đạoBộ Quốc phòng là hết sức hợp lý và đúng đắn trước hànhđộng xâm phạm lần này của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinhtế và thềm lục địa Việt Nam.
Những gì xảy ra với tàu thăm dò Việt Nam hoàn toàn không ởtrong vùng tranh chấp, mà Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố đâylà vùng tranh chấp.
Vậy cho nên tôi cho rằng các tuyên bố vừa rồi hết sức hợp lý,đủ mức cần thiết để nói cho Trung Quốc và quốc tế biết làViệt Nam có hoàn toàn đầy đủ cơ sở để bảo vệ chủ quyền. Thêmnữa, trong sự kiện vừa rồi Việt Nam đã hết sức kiềm chế vớichủ trương giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, để không xảy rađụng độ, châm ngòi lửa ảnh hưởng tới hòa bình và ổn địnhtrong khu vực.
Những điều cần làm theo tôi là phải tiếp tục tiến hành cáchoạt động chính đáng trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.Song song cần tiếp tục đấu tranh nếu có vi phạm theo đúng thủtục luật pháp và thực tiễn quốc tế, sử dụng các công cụluật pháp để thể hiện quyền của mình.
(BBC 8/6/2011)
Tiến sĩ Dương Danh Huy - một trong các sáng lập viên của QuỹNghiên cứu Biển Đông:
Trước khi giới học giả Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách TrungQuốc có một quan điểm hợp lý, hợp pháp và công bằng hơn, bùng phát xungđột sẽ không chỉ là nguy cơ mà còn là hệ quả tất nhiên.
"Quy tắc ứng xử Biển Đông" đã có hạn chế ngay từ đầu. Thứ nhất, nókhông có tính ràng buộc pháp lý. Thứ nhì, nó không xác định tranh chấpbao gồm những gì. Thứ ba, nó thiếu tính cụ thể...
Về cơ sở để tranh cãi giữa các bên, gần đây Việt Nam, Malaysia,Indonesia và Philippines dựa nhiều vào (công ước biển) UNCLOS, còn TrungQuốc thì dựa vào cách khẳng định bằng ngôn ngữ và hành động rằng chủquyền là "của Trung Quốc" và tỏ ra mập mờ về cơ sở. (BBC,11/6/2011)
GSTS Vladimir N.Kolotov, Trưởng khoa Lịch sử Viễn Đông - ĐHQGSt.Petersburg (Nga):
Việc Biển Đông gia tăng căng thẳng gần đây hoàn toàn không đem lại lợiích nào cho các quốc gia trong khu vực và cho chính Trung Quốc, tác nhânchính gây ra tình hình này. Việc Trung Quốc tiếp tục gây sức ép đối vớiViệt Nam, Philippines và một số các nước láng giềng khác là đang pháhoại ổn định, an ninh cho khu vực.
Điều mà ai cũng thấy rõ đó là mưu đồ kiểm soát toàn bộ biển Đông củaTrung Quốc và những chuyện xảy ra vừa qua chỉ là sự khởi đầu. Tuy nhiêncần thấy rằng việc Trung Quốc chèn ép các nước ASEAN nói chung và ViệtNam nói riêng tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành các liên minh hợp tácgiữa các quốc gia ASEAN với nhau và giữa ASEAN với các bên thứ ba nhưMỹ, Nga... và điều này sẽ chỉ càng bất lợi cho Trung Quốc.
Với những động thái vừa qua, Trung Quốc đã và đang tự đánh mất uy tín vànhững thành tựu mà họ đã cất công gây dựng hơn 10 năm qua đối với ASEAN,đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực diễn ra vào cuốinhững năm 1990. ASEAN sẽ phải dè chừng hơn, thận trọng hơn trước mỗibước đi của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh hiện tại khi mà Trung Quốc côngkhai gây sức ép tới các quốc gia ASEAN như vậy, các bên sẽ tìm kiếm liênminh của mình...
Trước mắt có thể Mỹ sẽ không can dự trực tiếp vào Biển Đông. Nhưng nếutình hình an ninh trở nên bất ổn thì đó sẽ là một mối đe dọa nghiêmtrọng đến liên minh của Mỹ với Hàn Quốc, Nhật Bản và con đường vận tảihuyết mạch qua Biển Đông.
Mưu đồ của TQ đã rất rõ ràng: đó là kiểm soát tài nguyên ở Biển Đông vàkiểm soát tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng bậc nhất của thếgiới này. (Thanh Niên Online, 11/6/2001)
-
Thế giới25 phút trướcMột gia đình ở làng Padarshinga, bang Gujarat, đã tổ chức "đám tang" vô cùng long trọng cho chiếc ô tô họ sử dụng trong gần 2 thập kỷ.
-
Thế giới1 giờ trướcGian hàng đặc biệt của cựu nữ tiếp viên hàng không thu hút rất nhiều khách hàng, không chỉ vì các món ăn ngon đặc biệt mà còn bởi cô chủ quán xinh đẹp, hiểu khách.
-
Thế giới2 giờ trướcMới đây, một phụ nữ có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đã chịu nhiều chỉ trích sau khi thực hiện các động tác thể dục mạnh mẽ ngay giữa lối đi trên máy bay.
-
Thế giới3 giờ trướcCô gái 27 tuổi ở Trung Quốc trải qua 10 lần làm thủ thuật bằng laser để loại bỏ những vết bớt trên cơ thể, không ngờ phải trả giá bằng cả mạng sống.
-
Thế giới3 giờ trướcChiều cao chưa tới 1m70, nhưng thanh niên này nặng tới hơn 100 kg, không đạt tiêu chuẩn sức khỏe tham gia vị trí chiến đấu.
-
Thế giới4 giờ trướcNhiều vùng đồng quê tuyệt đẹp tại châu Âu, châu Mỹ... đang mời gọi người nước ngoài đến định cư bằng cách cấp nhà và phí hỗ trợ hấp dẫn, thậm chí lên tới cả tỷ đồng.
-
Thế giới15 giờ trướcMột nam thanh niên 25 tuổi ở Jhunjhunu, bang Rajasthan, bất ngờ tỉnh lại ngay trước giờ được đưa đi hỏa táng.
-
Thế giới16 giờ trướcMột trong những 'thánh ăn' nổi tiếng ở xứ sở kim chi đã khiến người dùng mạng ngạc nhiên khi tiết lộ tăng 4,8kg chỉ sau một bữa ăn.
-
Thế giới20 giờ trướcThị trấn Vang Vieng nằm giữa thủ đô Viêng Chăn và Luang Prabang của Lào, nơi được coi là “thiên đường của du khách Tây” đang trở thành tâm điểm chú ý vì nhiều du khách tử vong nghi do ngộ độc rượu.
-
Thế giới21 giờ trướcChủ sở hữu của một phòng khám sản phụ khoa không có giấy phép đã bị buộc tội với nhiều tội danh sau khi vứt xác 1 bệnh nhân tử vong.
-
Thế giới21 giờ trướcCư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ trước hành động khiêu khích tàn nhẫn của kẻ sát nhân sau khi mãn hạn tù, hắn mở tiệc ăn mừng và đốt pháo ngay trước nhà nạn nhân.
-
Thế giới1 ngày trướcMột máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga đã bốc cháy trong lúc hạ cánh tại sân bay Antalya ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngọn lửa bốc lên từ một trong những động cơ của máy bay.
-
Thế giới1 ngày trướcMột tu viện Phật giáo ở Thái Lan đang bị điều tra sau khi chính quyền phát hiện hơn 40 thi thể được nói là để thực hành thiền định.
-
Thế giới1 ngày trướcĐi theo Google Maps, 3 người đàn ông đã tử vong khi xe ô tô lao khỏi cây cầu chưa hoàn thiện.