Thiên tai trong chuỗi “nhân tai”

“Tai trời” là chuyện khôngtránh khỏi. Nếu như nó xảy ra trong điều kiện “ách nước” nữa thì đúng là “họa vôđơn chí”.

“Tai trời” là chuyện khôngtránh khỏi. Nếu như nó xảy ra trong điều kiện “ách nước” nữa thì đúng là “họa vôđơn chí”. Vấn đề không chỉ là đùng một cái 200.000 dân Haiti phải thiệt mạng, màlà trước đó đất nước này đã phải sống như thế nào và tới đây ra sao?

Lịch sử 20 năm qua của Haiti vàtiểu sử 20 năm qua của cựu tổng thống Bertrand Aristide giải thích tất cả. Haimươi năm trước, Haiti với hình ảnh một cựu linh mục đắc cử tổng thống xuất hiệnhằng đêm trên truyền hình trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở đất nước này. Cầmquyền ít lâu, ông bị đảo chính, phải sang Mỹ tị nạn.

Bốn năm sau, ông quay trởvề, trong sự bảo vệ của lực lượng quốc tế, ông lại đắc cử, cầm quyền được mộtnăm thì bị đảo chính bằng hiến pháp: không cho tranh cử hai lần liên tiếp. Kèmtheo đó là “cái mũ” tham nhũng, tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Thủ tướng ngàynào trung thành với ông đã hất ông để lên làm tổng thống.

Thiên tai trong chuỗi “nhân tai”

Năm 2000, ông lại ra tranh cửvà thắng cử, lần này hợp pháp vì đã cầm quyền đứt quãng. Năm 2004, ông bị“bắt cóc”, bịt mắt đưa lên máy bay, đến khi được mở mắt ra, xuống máy baythì thấy đang ở một căn cứ quân sự của Pháp ở Trung Phi. Sau đó, ông đượcđưa sang Nam Phi làm “thượng khách”. Tuy nhiên, ông không chỉ tố mỗi Pháp đãbắt cóc ông, mà còn tố cả Mỹ cùng tham gia với Pháp. Lạ lùng quá, Mỹ - Phápbắt tay nhau!

Hai mươi năm trước, ông BertrandAristide là hiện thân của phong trào giải phóng thực dân (Pháp), là hiện thâncủa nhóm tu sĩ theo “thần học giải phóng” bị cấm chỉ. Các tướng tá Haiti, phòPháp đã lâu, đảo chính ông. Ông bèn sang Mỹ tị nạn, được tổng thống Bill Clintontiếp trịnh trọng năm 1994. Qua năm sau, ông về nước, được binh sĩ Mỹ bảo vệ. Đâylà cuộc chạm trán đầu tiên giữa thực dân “kiểu cũ” và “kiểu mới”.

Thế nhưng đến vụ “bắt cóc” năm2004, hai anh thực dân cũ - mới lại hợp lực là do lẽ đối với Mỹ, ông tổng thống“thần học giải phóng” này quá nguy hiểm trong tình hình nhiều nước Mỹ Latin đangrủ nhau ngả về cánh tả, bên cạnh Cuba và Venezuela; còn đối với Pháp thì do ôngnày đòi Pháp bồi thường “thực dân bóc lột” 21 tỉ USD!

Đây chỉ là hợp tác giai đoạn chứkhông phải là đồng minh muôn thuở. Bởi thế vào lúc mà đặc san ngoại giao ForeignAffairs của Mỹ (tháng 1-2010) đánh giá năm 2009 là năm thất vọng của ông Obama ởchâu Mỹ Latin thì động đất nổ ra, mở đường cho 10.000 binh sĩ Mỹ nhảy vào. Máybay vận tải quân sự Pháp bay đến Haiti bị không quân Mỹ mời bay qua nước lánggiềng!

Có câu ngạn ngữ: Bất hạnh củangười này lại là hạnh phúc của kẻ khác. Chỉ tội cho dân Haiti. Tai trời ách nướcquá đáng!

Theo Hữu Nghị
Thiên tai trong chuỗi “nhân tai”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.