Tiếng khóc than cạnh hồ Nyos

Hai năm sau sự kiện Monuon, thảm kịch tái diễn vào ngày 21/8/1986, ở khu vực hồ Nyos cũng ở Camơrun đã làm cả thế giới chấn động.

Theo tin tức, ban đầu, số nạn nhân bị thiệt mạng được báo cáo là 1.200 người, nhưng con số thống kê cuối cùng cho thấy đã tới 1.800 người đã tử nạn, 3.500 đầu gia súc bị chết. Rất nhiều thôn làng quanh hồ Nyos đã bị xóa sổ. Phạm vi "tàn sát" trong khoảng bán kinh 25km lấy hồ Nyos làm tâm.

Một nhân chứng nhớ lại: "Hôm đó, tôi có việc phải đến khu vực hồ Nyos. Tới nơi, tôi bàng hoàng vì phát hiện ở đó không còn ai. Tất cả đã chết". Một nhân chứng khác chưa giấu hết vẻ hoảng sợ. "Thật kinh khủng, trong nhà ngoài sân, chỗ nào cũng ngổn ngang xác chết. Tôi đếm sơ qua cũng phải có tới hơn 50 nạn nhân xấu số. Chó, mèo, trâu, bò cũng chịu chung số phận".

Khi đội cứu hộ và cảnh sát đến hiện trường, tên "sát thủ" đã không còn ở đó nữa, nhưng "hắn" để lại khá nhiều manh mối. Một người may mắn sống sót cho biết khi thảm họa chuẩn bị xảy ra ông ta nhìn thấy một đám mây màu trắng. Điều kỳ lạ là nó không bay trên không mà lại là là dưới mặt đất.

Theo lời kể của một nhân chứng, đang ở trong nhà, ông ta nghe thấy một tiếng nổ lớn liền mở cửa ra ngoài xem sao thì thấy toàn bộ đàn bò của mình đã lăn ra chết hết cả. Ông vội vàng quay vào nhà đã thấy vợ cùng con gái nằm bất động bên cạnh bể nước.

Cũng giống như sự kiện hồ Monuon, trong thảm họa xảy ra ở hồ Nyos, người ta cũng ngửi thấy mùi khó chịu. Ngoài ra, tên "sát thủ" còn để lại trên cơ thể những người sống nhiều vết thương kỳ lạ. Một người may mắn sống sót kể: "Khi tỉnh dậy, tôi thấy trên cánh tay mình có vết bỏng, nhưng lại không thấy đau. Dường như, hệ thần kinh cũng bị đốt cháy, làm cho tê liệt".

Xem ra chỉ có một hiện tượng có thể giải thích cho tất cả những manh mối mà tên "sát thủ" để lại, đó là núi lửa phun trào. Bởi khi phun trào, núi lửa có thể gây nổ, tạo ra chất khí gây mùi khó chịu và dẫn tới những vết thương như cơ thể bị bỏng. Quả thật, hồ Nyos không giống với những hồ bình thường khác. Tương tự như hồ Monuon, hồ Nyos được hình thành trên miệng của một loại núi lửa. Trong chuỗi núi lửa đó, có những núi vẫn còn hoạt động như núi lửa Cameroon. Hung thủ cơ bản được nhận diện, đó là chất khí thoát ra từ những núi lửa dưới đáy hồ Nyos.

Không ai có thể đoán chắc được rằng khi nào chúng sẽ hoạt động, do vậy, toàn bộ dân cư sống quanh hồ Nyos được yêu cầu di chuyển sang khu vực khác sinh sống.

Khi kết luận được đưa ra, nó lại khiến các nhà khoa học đối mặt với một thách thức cần khám phá mới. Trong thảm họa hồ Nyos, các nhà khoa học Mỹ vẫn là một trong những người đến hiện trường sớm nhất. Đối với họ, ban đầu cũng chỉ là một cuộc điều tra bình thường, nhưng kết quả lại là một phát hiện lớn. Hơn nữa, phát hiện này còn giúp loài người hiểu sâu hơn về cái gọi là "hồ tử thần" (Dead Lake).

John Kning và Bill Evans là hai trong số các nhà khoa học Mỹ tới hồ Nyos điều tra chân tướng thảm kịch làm 1.800 người chết trên. Kning vô cùng ngạc nhiên khi thấy cảnh sắc hồ Nyos biến đổi khác hẳn so với năm 1985, khi ông có dịp đến đây du ngoạn. Những thảm cỏ xanh ven hồ Nyos giờ là một màu đỏ quạch. Nước hồ Nyos cũng không còn trong leo lẻo như khi xưa, vẩn đục và thỉnh thoảng lại có một mảng rong rêu, cỏ rác không biết ở đâu trôi tới. Trong sơn cốc, chỗ nào cũng thấy xác súc vật.

"Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy đó là hậu quả của một vụ núi lửa phun trào". Evans cho biết, "nhưng khi nghiên cứu kỹ, chúng tôi mới thấy vấn đề không đơn giản như vậy". Quả thật nếu núi lửa dưới đáy hồ Nyos hoạt động, dung nham sẽ phải phun trào lên và để lại dấu tích.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không tìm thấy bất cứ dấu tích nào chứng tỏ là có núi lửa hoạt động. Từ đó có thể dự đoán thảm kịch ngày 21/8/1986 ở hồ Nyos không phải do núi lửa hoạt động gây ra. Kning và Evans cùng đi tới nhận định: Đáp án nằm chính ở hồ Nyos.

Theo Gia Hân



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.