Tình báo Trung Quốc “đọc trộm” thư điện tử của chính phủ Đức

Các cơ quan tình báo của Trung Quốc đã cố gắng xâm nhập vào các tài khoản thư điện tử của giới chức chính phủ cấp cao Đức ngay trước một hội nghị thượng đỉnh quốc tế ở Nga hồi năm ngoái, báo chí Đức đưa tin.

Các cơ quan tình báo của Trung Quốc đã cố gắng xâm nhập vào các tài khoản thư điện tử của giới chức chính phủ cấp cao Đức ngay trước một hội nghị thượng đỉnh quốc tế ở Nga hồi năm ngoái, báo chí Đức đưa tin.

Tạp chí Der Spiegel của Đức ngày 16/2 trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay các thành viên cấp cao của vài bộ và ngân hàng liên bang đã nhận được các e-mail nhiễm vi-rút trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Saint Petersburg, Nga hồi tháng 9 năm ngoái.
 

Một phiên họp tại G20 ở Nga tháng 9/2014.

Một phát ngôn viên chính phủ xác nhận với Der Spiegel rằng các tin tặc đã cố gắng “phá hoại an ninh thông tin của Phủ thủ tướng”, liên hệ tới văn phòng của người đứng đầu chính phủ Đức, Thủ tướng Angela Merkel.

Vi-rút được lập trình để gửi thông tin tới Trung Quốc, Der Spiegel cho biết, trích dẫn các kết luận của Văn phòng bảo vệ hiến pháp liên bang Đức, cơ quan chống tình báo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Nguồn tin trên không nói rõ những ngân hàng và bộ nào bị tấn công. Các e-mail được cho là giả mạo cuộc thảo luận giữa các quan chức cấp cao chuẩn bị G20.

Bộ ngoại giao Trung Quốc chưa có phản ứng gì về thông tin trên. Trước đây, Bắc Kinh thường kịch liệt bác bỏ các thông tin tương tự.

Trong một báo cáo hồi tháng 12 năm ngoái, công ty an ninh mạng FireEye cho hay các bộ ngoại giao của 5 quốc gia châu Âu đã bị các tin tặc tấn công bằng e-mail nhiễm vi-rút hồi tháng 8/2013.

Công ty FireEye, có trụ sở tại California (Mỹ), đã tìm ra nhóm tin tặc là Ke3chang nhưng không tiết lộ các quốc gia châu Âu nào bị tấn công.

“Dựa vào bằng chứng có được, chúng tôi tin rằng các tin tặc Ke3chang đang hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa rõ danh tính chính xác và động cơ của nhóm này”, báo cáo viết.

Theo An Bình (Dân Trí)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.