"Tránh vết xe đổ Libya", Trung Đông chạy đua vũ khí hạt nhân?

Nhiều quốc gia không sở hữu, theo đuổi hay chối bỏ vũ khí hạt nhân như Iraq, Afghanistan, Libya sụp đổ dưới áp lực của phương Tây.

Nhiều quốc gia không sở hữu, theo đuổi hay chốibỏ vũ khí hạt nhân như Iraq, Afghanistan, Libya sụp đổ dưới áp lực củaphương Tây.

Trong khi đó, Iran,Syria, Triều Tiên là những nước có tham vọng hoặc sở hữu vũ khí hạt nhânnên dù bị phương Tây trừng phạt nhưng tới thời điểm này, họ lại tránhđược "thảm kịch Libya".

Do đó, không ít chuyên gia lên tiếng cảnh báo: “Các nước Trung Đông sẽbắt đầu cuộc chạy đua vũ trang, thậm chí sẽ tìm cách sở hữu cả công nghệhạt nhân nhằm phòng xa mọi trường hợp”.

Tổng biên tập tạp chí Nga trong chính trị toàn cầu FiodorLukyanov nhận định: “Lập trường của những nước là đối tượng tấn côngtiềm năng, chịu áp lực từ Mỹ thật rõ ràng: không thể từ chối vũ khí hủydiệt hàng loạt bởi đây là sự bảo đảm duy nhất rằng sẽ không bị ai độngđến họ. Triều Tiên là minh họa điển hình. Xét về mọi tiêu chí, BìnhNhưỡng từ lâu là một mục tiêu thay đổi chế độ của Mỹ. Tuy nhiên, điềunày không xảy ra bởi cái giá phải trả cho sự can thiệp có thể rất caobởi Triều Tiên có các chương trình tên lửa và những cuộc thử vũ khí hạtnhân dù chúng còn thô sơ”.

Đã vậy, bản thân phươngTây đã và đang đẩy vào ngõ cụt những chế độ mà theo họ là "phi dân chủ".Phương Tây tìm cách áp đặt vào các nước này phong cách và mô hình dânchủ khó dung hòa, can thiệp chính trị nội bộ, ngăn chặn sự tiếp cận cáccông nghệ mới.

"Tránh vết xe đổ Libya", Trung Đông chạy đua vũ khí hạt nhân?
Trung Đông có thể sắp chạy đua vũ trang. Ảnh minh họa.

Tình hình với Israel cũnggây không ít phẫn nộ trong thế giới Arab khi ai cũng biết thực tế làIsrael sở hữu vũ khí hạt nhân dù Tel Aviv không thừa nhận chính thứcđiều này, chủ trương phản đối sự kiểm soát quốc tế đối với các nghiêncứu của mình. Đáp lại, phương Tây tránh xa những vấn đề này.

Về phía ngược lại, trước những hoạt động quân sự tích cực của nhà nướcDo Thái, những người hàng xóm cũng vội vã lao vào cuộc chạy đua vũtrang.

Tổng biên tập tạp chíLebanon Al-Mutavasit Hussein Nasrallah nhận xét: “Đối với mộtsố quốc gia, chiến tranh tại Afghanistan, Iraq, Libya, lần nữa trở thànhsự minh họa rõ nét cho câu châm ngôn "kẻ mạnh luôn đúng". Và nhiều nướcđang không cảm thấy sự an toàn trước mối đe dọa từ bên ngoài. Cái gì cóthể là sự bảo đảm? Sở hữu vũ khí, tốt hơn cả là vũ khí hạt nhân, cácphương tiện hủy diệt hàng loạt. Điều này có thể buộc kẻ xâm lược tiềmnăng phải suy nghĩ lại nếu có ý định gì. Trong thời gian tới, ngân sáchquốc phòng của nhiều quốc gia, gồm cả các nước Arab, sẽ tăng đáng kể.Một hướng lựa chọn khác, đó là tăng tốc tìm kiếm các đồng minh trongnhững trung tâm quyền lực mới, ví dụ trong số các nước BRICS”.

Sự kiện của những thánggần đây chắc chắn thúc đẩy nhiều quốc gia tăng cường tiềm năng quân sựcủa mình. Ông Gaddafi tự mình khép lại chương trình hạt nhân Libya vàhợp tác toàn diện với phương Tây, thể hiện lòng trung thành tối đa.Nhưng những việc làm ấy không cứu nổi ông khỏi bị lật đổ, không nhữngthế còn bằng chính bàn tay của những "người bạn" cũ. Chẳng ai trong sốbất kỳ các nhà lãnh đạo hiện tại lại muốn lặp lại số phận của ôngGaddafi.

Theo TNNN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.