Tuổi thơ của cô gái trẻ có mẹ nghiện ngập gây xúc động mạnh: Nằm trên giường đầy kim tiêm, sống trong căn nhà hệt như bãi rác

Nhiều người không kiềm được nước mắt khi đọc được câu chuyện xúc động này và dân mạng còn ủng hộ cô xuất bản tự truyện để truyền cảm hứng cho những người có cùng hoàn cảnh.

Nhiều người không kiềm được nước mắt khi đọc được câu chuyện xúc động này và dân mạng còn ủng hộ cô xuất bản tự truyện để truyền cảm hứng cho những người có cùng hoàn cảnh.

Không ai chọn được bố mẹ cho mình, vậy nên không phải đứa trẻ nào cũng được trải qua tình yêu thương của gia đình trong suốt quãng đời tuổi thơ. Đây cũng là câu chuyện của thiếu nữ 17 tuổi, sống ở bang Idaho (Mỹ) không hề may mắn khi được nuôi dưỡng bởi 1 người mẹ nghiện ngập. Câu chuyện do chính cô chia sẻ trên diễn đàn Reddit khiến mọi người không khỏi xót xa.

Thông qua những bức ảnh chủ nhân bài đăng chia sẻ, tuổi thơ của cô cùng 4 anh chị em là những năm tháng bị mẹ bỏ bê, sống trong ngôi nhà bừa bộn không khác gì ổ chuột. Những đứa trẻ không được chăm sóc đàng hoàng luôn trong tình trạng èo uột và suy dinh dưỡng. Đây là hệ quả của việc người mẹ không ngừng hút thuốc, uống rượu và phê thuốc trong thời gian mang thai các con. Hoàn cảnh gia đình túng thiếu đến nỗi phải sống nhờ vào những con tem phát thực phẩm.

Tuổi thơ của cô gái trẻ có mẹ nghiện ngập gây xúc động mạnh: Nằm trên giường đầy kim tiêm, sống trong căn nhà hệt như bãi rác-1
Bé gái 18 tháng tuổi nhỏ xíu nằm trên chiếc giường bừa bộn và đầy rẫy kim tiêm trên bệ cửa sổ.

Tuổi thơ của cô gái trẻ có mẹ nghiện ngập gây xúc động mạnh: Nằm trên giường đầy kim tiêm, sống trong căn nhà hệt như bãi rác-2

Những đứa trẻ không có không gian chơi trong ngôi nhà lộn xộn như bãi rác.

Tuổi thơ của cô gái trẻ có mẹ nghiện ngập gây xúc động mạnh: Nằm trên giường đầy kim tiêm, sống trong căn nhà hệt như bãi rác-3
Cô gái cho biết ngăn tủ trong bếp chứa nhiều thuốc hơn là thức ăn.

Tuổi thơ của cô gái trẻ có mẹ nghiện ngập gây xúc động mạnh: Nằm trên giường đầy kim tiêm, sống trong căn nhà hệt như bãi rác-4

Được biết, những bức ảnh này được chụp bởi anh trai 16 tuổi (tại thời điểm đó) của cô để làm bằng chứng giao cho giáo viên ở trường nhờ báo cáo với Dịch vụ bảo vệ trẻ em địa phương. Nhờ đó mà những đứa trẻ được cứu giúp và giao cho trung tâm nuôi dưỡng trước khi được nhận nuôi rồi chuyển sang sống ở những tiểu bang khác nhau.

Khi được hỏi làm cách nào có thể thích nghi với khó khăn của cuộc sống, cô gái trẻ chia sẻ: "Thật lạ là tôi lại rất thích những bức ảnh này, chúng nhắc nhở tôi đã trải qua những gì và làm được gì". Sau 8 năm về với gia đình mới, cô gái trẻ giờ đây cũng đã tha thứ cho mẹ vì biết rằng bà cũng đã phải chiến đấu với cơn nghiện của mình tận lúc trút hơi thở cuối cùng. Dù cuộc sống giờ đã phủ đầy tình yêu thương nhưng cô vẫn bị chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương hành hạ vì những trải nghiệm kinh hoàng trong quá khứ.

Hiện tại, cô chuẩn bị bước sang năm cuối phổ thông, làm công việc nhân viên cứu hộ dành dụm tiền học đại học với bên cạnh là 1 anh người yêu tuyệt vời. Trong tương lai, cô dự định sẽ nhận nuôi những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi hoặc có hoàn cảnh tương tự thay vì tự mình sinh con. Về phía người anh có công giải thoát tất cả những đứa em cũng đã lập gia đình và chuẩn bị chào đón đứa con thứ 4. Một người chị của cô đã tốt nghiệp Cử nhân Khoa học về Phát triển Trẻ em và làm việc trong tổ chức giúp đỡ trẻ bị tự kỷ.

Câu chuyện của cô gái trẻ nhận được 60 nghìn lượt upvote và hơn 2.500 bình luận. Nhiều người không kiềm được nước mắt khi đọc được câu chuyện xúc động này và dân mạng còn ủng hộ cô xuất bản tự truyện để truyền cảm hứng cho những người có cùng hoàn cảnh. 

Theo Helno


rối loạn tâm lý

nghiện ngập

cô gái trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.