- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Sếp phó” VFF hiến kế cứu nguy bóng đá Việt Nam
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn, người vừa được bầu làm Phó Chủ tịch VFF đã đưa ra những giải pháp “giải cứu” bóng đá Việt Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn, người vừa được bầu
làm Phó Chủ tịch VFF đã đưa ra những giải pháp “giải cứu” bóng đá Việt
Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng. Tuy nhiên, ông Tuấn vẫn nhấn mạnh dù có
giải pháp nào đi chăng nữa nhưng các ông bầu, các CLB không tìm được
tiếng nói chung, sẽ rất khó giải quyết được tình hình.
Theo ông Tuấn, để xảy ra tình trạng như thời gian vừa qua của bóng đá Việt Nam không thể không nhắc tới trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, vì định hướng không theo kịp với sự phát triển, kiểm soát tình hình chưa được chặt chẽ, thậm chí thả lỏng. “Chúng ta không nên chối bỏ. Nhưng công bằng mà nói, lỗi nhiều do các ông bầu. Do ngộ nhận, ta đây biết làm bóng đá, ta đây giàu có, không chơi bóng đá thì ai chơi”, ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, với tình trạng bóng đá khá bi đát như hiện nay, Nhà nước cũng phải cõ những giúp đỡ để các CLB bóng đá vượt qua khó khăn. “Nhà nước đứng vị trí nào, đầu tư cái gì, CLB phát triển theo hướng nào. Về mặt nhà nước, phải tính và đề xuất, giảm cầu thủ ngoại, làm việc với bộ tài chính, Tổng cục thuế xem có ưu đãi gì, xem có gì giúp được các doanh nghiệp thì phải làm ngay như: giảm nợ, giảm lãi suất, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp…” , ông Tuấn đề xuất.
Cụ thể, ông Tuấn cho rằng theo lộ trình 2014 sẽ giảm ngoại binh từ 3 đá 2 trên sân. Sắp tới Tổng cục sẽ kiến nghị Bộ VH, TT&DL cho giảm từ 2013. Việc giảm ngoại binh là rất cần thiết trong tình cảnh bóng đá Việt Nam hiện tại mỗi năm mất rất nhiều ngoại tệ cho lương, thưởng của các cầu thủ ngoại.
“Hiện nay riêng lương, thưởng, tiền lót tay cho cầu thủ ngoại đã tiêu tốn 40% lượng tiền của CLB. Sắp tới sẽ phải giảm, cầu thủ nội cũng phải giảm. Họ buộc phải chấp nhận chia sẻ cùng đội trong thời điểm khó khăn này. Trong tương lai, bóng đá Việt Nam sẽ phải lập nghiệp đoàn cầu thủ (bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm cầu thủ) theo xu hướng chung".
Đưa ra giải pháp cứu nguy cho bóng đá Việt Nam, ngoài chuyện nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, cắt giảm ngoại binh, ông Tuấn khẳng định bóng đá Việt Nam không còn con đường nào khác là phải chuyên nghiệp thật sự. Mà muốn bóng đá chuyên nghiệp cần có bộ máy điều hành chuyên nghiệp, các CLB phải kiểm soát được tài chính, cân bằng thu chi…
Tuy nhiên ông Tuấn thừa nhận, hiện nay hầu như chúng ta chưa làm được điều này. Ngay cả chuyện kiểm soát tài chính là điều chắc chắn phải làm dù để thực hiện ở môi trường Việt Nam là không đơn giản.
Bên cạnh các giải pháp mang tính vĩ mô, ông Tuấn cũng cho rằng điều cần thiết là chúng ta phải nhận thức lại bóng đá của mình. Như J.League, nhiều CLB, chính quyền địa phương góp tới 20% cổ phần, như họ ký giải đó là niềm tự hào, khơi dậy niềm tự tôn quê hương, góp phần lôi kéo các CĐV bản địa đến sân, dẫn đến tăng quang cáo, tiền truyền hình…
Chính ra bóng đá Nhật thành công là do họ biết trân trọng, chăm lo hội CĐV. Còn mình, các ông bầu có thể bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua 1 cầu thủ nhưng lại không nghĩ tới việc bỏ 1 tỷ đồng xây dựng 1 hội CĐV cho ra hồn.
Tất nhiên, để các giải pháp này phát huy hiệu quả, ông Tuấn nhấn mạnh các ông bầu, CLB cần có sự đồng lòng chứ không riêng gì Tổng cục TDTT hay VFF.
Theo ông Tuấn, để xảy ra tình trạng như thời gian vừa qua của bóng đá Việt Nam không thể không nhắc tới trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, vì định hướng không theo kịp với sự phát triển, kiểm soát tình hình chưa được chặt chẽ, thậm chí thả lỏng. “Chúng ta không nên chối bỏ. Nhưng công bằng mà nói, lỗi nhiều do các ông bầu. Do ngộ nhận, ta đây biết làm bóng đá, ta đây giàu có, không chơi bóng đá thì ai chơi”, ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, với tình trạng bóng đá khá bi đát như hiện nay, Nhà nước cũng phải cõ những giúp đỡ để các CLB bóng đá vượt qua khó khăn. “Nhà nước đứng vị trí nào, đầu tư cái gì, CLB phát triển theo hướng nào. Về mặt nhà nước, phải tính và đề xuất, giảm cầu thủ ngoại, làm việc với bộ tài chính, Tổng cục thuế xem có ưu đãi gì, xem có gì giúp được các doanh nghiệp thì phải làm ngay như: giảm nợ, giảm lãi suất, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp…” , ông Tuấn đề xuất.
Tân Phó chủ tịch VFF Phạm Văn Tuấn đã có những động thái đầu tiên sau khi nhậm chức. Ảnh: SN |
Cụ thể, ông Tuấn cho rằng theo lộ trình 2014 sẽ giảm ngoại binh từ 3 đá 2 trên sân. Sắp tới Tổng cục sẽ kiến nghị Bộ VH, TT&DL cho giảm từ 2013. Việc giảm ngoại binh là rất cần thiết trong tình cảnh bóng đá Việt Nam hiện tại mỗi năm mất rất nhiều ngoại tệ cho lương, thưởng của các cầu thủ ngoại.
“Hiện nay riêng lương, thưởng, tiền lót tay cho cầu thủ ngoại đã tiêu tốn 40% lượng tiền của CLB. Sắp tới sẽ phải giảm, cầu thủ nội cũng phải giảm. Họ buộc phải chấp nhận chia sẻ cùng đội trong thời điểm khó khăn này. Trong tương lai, bóng đá Việt Nam sẽ phải lập nghiệp đoàn cầu thủ (bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm cầu thủ) theo xu hướng chung".
Đưa ra giải pháp cứu nguy cho bóng đá Việt Nam, ngoài chuyện nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, cắt giảm ngoại binh, ông Tuấn khẳng định bóng đá Việt Nam không còn con đường nào khác là phải chuyên nghiệp thật sự. Mà muốn bóng đá chuyên nghiệp cần có bộ máy điều hành chuyên nghiệp, các CLB phải kiểm soát được tài chính, cân bằng thu chi…
Tuy nhiên ông Tuấn thừa nhận, hiện nay hầu như chúng ta chưa làm được điều này. Ngay cả chuyện kiểm soát tài chính là điều chắc chắn phải làm dù để thực hiện ở môi trường Việt Nam là không đơn giản.
Bên cạnh các giải pháp mang tính vĩ mô, ông Tuấn cũng cho rằng điều cần thiết là chúng ta phải nhận thức lại bóng đá của mình. Như J.League, nhiều CLB, chính quyền địa phương góp tới 20% cổ phần, như họ ký giải đó là niềm tự hào, khơi dậy niềm tự tôn quê hương, góp phần lôi kéo các CĐV bản địa đến sân, dẫn đến tăng quang cáo, tiền truyền hình…
Chính ra bóng đá Nhật thành công là do họ biết trân trọng, chăm lo hội CĐV. Còn mình, các ông bầu có thể bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua 1 cầu thủ nhưng lại không nghĩ tới việc bỏ 1 tỷ đồng xây dựng 1 hội CĐV cho ra hồn.
Tất nhiên, để các giải pháp này phát huy hiệu quả, ông Tuấn nhấn mạnh các ông bầu, CLB cần có sự đồng lòng chứ không riêng gì Tổng cục TDTT hay VFF.
Theo Vietnamnet
-
Thể thao quốc tế22/06/2020Mâu thuẫn giữa Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) và HLV Shin Tae-yong vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi ông thầy Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích PSSI không chịu lắng nghe.
-
Thể thao07/06/2020Đây đã là lần thứ 3 Conor McGregor thông báo giải nghệ trên MXH. Trong hai lần trước đó, "Gã điên" đều đã trở lại như chưa có chuyện gì xảy ra.
-
Thể thao07/06/2020Chuyên gia boxing Mã Thắng Lợi đã có những phân tích về trận thua của Mã Bảo Quốc nói riêng và võ cổ truyền Trung Quốc nói chung.
-
Thể thao quốc tế30/05/2020Theo thống kê mới được tạp chí danh tiếng Forbes công bố, hai siêu sao hàng đầu của bóng đá thế giới lại không phải VĐV kiếm tiền giỏi nhất năm 2020.
-
Thể thao quốc tế20/05/2020Giải đấu hấp dẫn nhất thế giới xác nhận 6 cầu thủ dương tính với Covid-19 trong bối cảnh các đội bóng vừa đồng ý cho cầu thủ trở lại luyện tập bình thường.
-
Thể thao quốc tế08/05/2020COVID-19 đã và đang gây ra những thiệt hại khủng khiếp cho bóng đá thế giới.
-
Thể thao quốc tế04/05/2020Các đội cuối bảng Ngoại Hạng Anh chỉ đồng ý phương án thi đấu tập trung nếu giải đấu không tính xuống hạng mùa này.
-
Thể thao quốc tế01/05/2020Ba ngày đã trôi qua tính từ thời điểm được yêu cầu có mặt, Cristiano Ronaldo vẫn chưa xuất hiện tại Italy để hội quân cùng CLB Juventus.
-
Thể thao quốc tế30/04/2020Cho đến nay người hâm mộ vẫn cảm thấy khó hiểu khi mùa hè 2008, Robinho bất ngờ tới Man City mà không phải Chelsea. Và những giải thích mà chúng ta được nghe, thực tế đều không phải sự thật.
-
Thể thao quốc tế29/04/2020“Người ngoài hành tinh” là một trong những danh thủ Brazil có nền tảng tài chính vững vàng nhất sau khi giải nghệ.