Giá gas 'nhảy múa', người tiêu dùng chịu thiệt

Từ đầu tháng 9, giá gas tiếp tục tăng 4.250 đồng/kg, nâng giá gas bán lẻ phổ biến ở mức 420.000- 450.000 đồng/bình 12kg. Giá tăng cao đã đành, song điều đáng nói là mức giá đến tay người tiêu dùng lại đang cao hơn mức giá niêm yết của các doanh nghiệp (DN) khoảng từ 30.000 đến 50.000 đồng/bình 12kg.

Từ đầu tháng 9, giá gas tiếp tục tăng 4.250 đồng/kg, nâng giá gas bán lẻ phổ biến ở mức 420.000- 450.000 đồng/bình 12kg. Giá tăng cao đã đành, song điều đáng nói là mức giá đến tay người tiêu dùng lại đang cao hơn mức giá niêm yết của các doanh nghiệp (DN) khoảng từ 30.000 đến 50.000 đồng/bình 12kg.

Nguyên nhân được chỉ ra là do giữa DN đầu mối và các đại lý không áp dụng hình thức trả hoa hồng, hoặc chiết khấu mà thay vào đó là "mua đứt bán đoạn". Điều này đồng nghĩa với việc giá gas tới tay người tiêu dùng là do đại lý tự đưa ra sau khi đã tính thêm phần lợi nhuận giữa đầu vào, đầu ra và các chi phí khác... Vì vậy, hiện nay trên thị trường có tình trạng cùng một hãng gas nhưng có đại lý bán 460.000 đồng/bình 12kg, có đại lý khác lại bán rẻ hơn từ 20.000 đến 30.000 đồng/bình. Giá gas "nhảy múa" như vậy khiến người tiêu dùng hoang mang, không biết đâu là giá thực.

Thực tế trên, DN đầu mối gas quá biết nhưng do các đại lý có thể lấy hàng của nhiều DN khác nhau nên đặt vấn đề quản lý hay can thiệp về giá là không dễ dàng chút nào. Thế nên việc dư luận cho rằng, trên thị trường, các DN kinh doanh gas đang "thả nổi" giá gas cho các đại lý tự quyết định là có cơ sở và phần thiệt thòi luôn rơi vào người tiêu dùng.

Gas là mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá, nhưng do có nhiều DN tham gia kinh doanh nên thị trường gas gần như đang vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc đăng ký giá bán lẻ chỉ áp dụng cho hệ thống cửa hàng của DN cho nên với hầu hết các cửa hàng tư nhân bên ngoài việc quản lý giá rất khó khăn. Theo quy định hiện hành, việc định giá hàng hóa do Bộ Tài chính quản lý, vì vậy, lực lượng thanh tra tài chính thuộc Bộ Tài chính là đơn vị chủ công trong việc kiểm tra hoạt động kinh doanh này, song việc kinh doanh gas lại diễn ra khắp nơi nên quản lý là rất khó.

Để tránh sự chồng chéo trong quản lý của các cơ quan nhà nước, ngăn chặn tình trạng các đại lý tăng giá bất hợp lý, bản thân các DN kinh doanh gas cần thống nhất mức chiết khấu chung cho các đại lý. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có quy định cụ thể về việc các DN kinh doanh gas đầu mối phải có trách nhiệm quản lý các hệ thống phân phối bán lẻ. Một vấn đề cũng cần lưu ý là theo đề nghị của nhiều DN kinh doanh gas, để có thể giảm được giá bán lẻ trong nước trong bối cảnh giá gas thế giới tăng cao, Bộ Tài chính nên xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này.

Theo Người tiêu dùng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.