Bộ Tài chính bất ngờ yêu cầu hạ giá sữa

Ngày (3/12), Bộ Tài chính có công văn số 16665/BTC-QLG gửi các tỉnh, thành yêu cầu tăng cường quản lý giá sữa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn.

Ngày (3/12), Bộ Tài chính có công văn số 16665/BTC-QLG gửi các tỉnh, thành yêu cầu tăng cường quản lý giá sữa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn.

Theo đó, để tăng cường hơn nữa công tác quản lý giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, trên cơ sở quy định của Bộ Y tế về sữa và sản phẩm sữa thuộc danh mục quản lý giá theo quy định của Luật giá, Bộ Tài chính yêu cầu Sở Tài chính tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm việc quản lý giá sữa theo đúng quy định.

Các Sở khi tiếp nhận kê khai giá của các doanh nghiệp, phải thực hiện rà soát biểu mẫu kê khai và đề nghị các doanh nghiệp có biện pháp tiết giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, giảm giá bán; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về giá, không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.

Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị trên chủ trì, phối hợp với cơ quan thuế, hải quan và cơ quan liên quan trên địa bàn tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định hiện hành đối với mặt hàng sữa và sản phẩm sữa thuộc danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định.

Mua sữa tại siêu thị. Ảnh: Hồng Thúy

Ngoài ra, các cơ quan phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và thu nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm mà có đồng thời, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Đây được là một động thái quyết liệt tiếp theo từ phía Bộ Tài chính đối với vấn đề tăng cường công tác quản lý giá sữa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa.

Bên cạnh việc yêu cầu các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, hạ giá sữa, Bộ Tài chính cũng đưa ra một số giải pháp quản lý giá sữa trong thời gian tới. Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định hiện hành đối với mặt hàng sữa và sản phẩm sữa thuộc danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa tại địa phương không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.

Bộ cũng sẽ phối hợp Bộ Y tế thường xuyên rà soát và bổ sung những mặt hàng các mặt hàng mới vào danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá sẽ bị xử lý nghiêm. Đồng thời, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực giá.

Đối với các mặt hàng sữa nhập khẩu, nếu mức giá khai báo cao hơn trên 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá hoặc mức giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá của Tổng cục Hải Quan tại thời điểm kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra sau thông quan và quyết định tham vấn theo quy định tại nghị định của chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cuối cùng, Bộ Tài chính khẩn trương triển khai việc thành lập trung tâm dữ liệu, bồi dưỡng nghiệp vụ; dịch vụ về giá và thẩm định giá để thông tin giá các mặt hàng bình ổn giá trong đó có mặt hàng sữa cho người tiêu dùng biết. Dự kiến trong năm 2014 trung tâm này chính thức vận hành.

Người mua sữa phải trả luôn chi phí quảng cáo vượt mức

Thông tin từ Bộ Tài chính ngày 2/12 cho biết kết quả kiểm tra bước về thuế và giá năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 ở 8 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối sữa lớn tại Việt Nam cho thấy: chưa có việc giá sữa tăng 5-9 lần so với giá nhập khẩu.

Mức giá bán của các doanh nghiệp này tới các kênh phân phối cũng chưa thấy có sự chênh lệch cao như cơ quan báo đài từng phản ánh.

Tuy nhiên, với việc thanh kiểm tra giá sữa từ năm 2009-2010, Bộ Tài chính cho biết giá vốn các loại sữa tức là giá đã tính thuế, chưa có chi phí bán hàng cùng chi phí khác chênh lệch với giá thị trường khoảng từ 1,7 - 2,2 lần.

Trong đó chi phí quảng cáo, chi phí hoa hồng của các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sữa rất cao so với quy định.

Cụ thể như các doanh nghiệp này chi cho quảng cáo tiếp thị, đặc biệt mức chi cho các cuộc hội thảo tiếp cận y học… là khoảng 30-40%. Trong khi quy định chi phí quảng cáo hợp lý chỉ là 10%.

Qua kiểm tra đã thu phạt vào ngân sách hơn 10 tỷ đồng tiền thuế, đồng thời đôn đốc thu nộp hơn 400 tỷ đồng tiền thuế còn nợ đọng của các doanh nghiệp này.

Theo Một Thế giới

Theo Người Lao động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.