Chuẩn bị đón mặt bằng giá mới?

Sau 1/7, khả năng xác lập mặt bằng giá mới là khá lớn khi có nhiều yếu tố tác động.

 Sau 1/7, khả năng xác lập mặt bằng giá mới là khá lớn khi có nhiều yếu tố tác động.

Theo các chuyên gia kinh tế cũng như cơ quan quản lý là Bộ Công Thương, mặt bằng giá mới sẽ được hình thành, cụ thể là sẽ cao hơn hiện nay.Trong đó, những yếu tố trực tiếp là lộ trình tăng giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ y tế… và việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức nhà nước.

Quan trọng không kém là yếu tố tâm lý của người kinh doanh. "Sáu tháng cuối năm có nhiều nguy cơ tăng giá hơn 6 tháng đầu năm", gia kinh tế Ngô Trí Long.

Cứ môi lần tăng lương là các mặt hàng rục rịch tăng giá
Cứ mỗi lần tăng lương là các mặt hàng rục rịch tăng giá

Tuy nhiên, ông Long cho rằng, trong bối cảnh sức mua thấp như hiện nay, mức độ tăng sẽ không quá cao. Các doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối sẽ phải tính toán kỹ, căn cứ trên tình hình cung cầu thị trường cũng như nhiều yếu tố khác. Và nếu tính toán sai sẽ rất nguy hiểm bởi có thể phản tác dụng, không những không bù đắp được chi phí mà còn mất thị phần, tồn kho hàng hóa.

Ở phía cơ quan quản lý là Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo tương tự. Báo cáo về tình hình thị trường trong nước do bộ này phát hành hôm 1/7 nhận định, thị trường hàng hóa các tháng cuối năm có thể chịu tác động của một số yếu tố.

Cụ thể, nhóm nhiên liệu như xăng, dầu, khí LPG…có xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới do một số nước bắt đầu vào mùa lạnh. Cùng với đó là việc tỷ giá đô la Mỹ và đồng Việt Nam có xu hướng tăng, tác động đến giá hàng nhập khẩu.

Trong khi đó, hàng sản xuất trong nước, nhất là các sản phẩm từ chăn nuôi lại có nguy cơ giảm sản lượng, ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa các tháng cuối năm do trong thời gian dài trước đó, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, giá giảm.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ Công Thương, do sức mua còn yếu, cùng với xu hướng giảm lãi suất và các biện pháp điều hành thị trường tiền tệ, giá nhiều mặt hàng thiết yếu (lương thực, đường, thép, xi măng...) ổn định nên mặt bằng giá hàng hóa chung sẽ không tăng đột biến.

Trước mắt, trong tháng 7, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như việc điều chỉnh tăng giá xăng giữa tháng 6, mùa mưa bão tại một số địa phương. Dự báo CPI tháng 7 sẽ tăng cao hơn mức tăng tháng 6.

Thế nhưng Cũng như xăng, giá điện năm nay cũng đang có xu hướng điều chỉnh tăng từ 10-15%.
 
Trước đó, khi giá than bán cho điện tăng 40% kể từ ngày 20/4/2013, Bộ Công thương đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán giá thành sản xuất để làm cơ sở xây dựng lộ trình điều chỉnh giá điện.

Từ 1/7 gss lại tiếp tục tăng giá
Từ 1/7 gas lại tiếp tục tăng giá

 
Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.437 đồng mỗi kWh. Lần điều chỉnh giá điện gần đây nhất là vào ngày 22/12/2012 với mức tăng 5%.
 
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm thị trường nhu yếu phẩm cũng đua nhau nhiều lần lần tăng giá. Mặt hàng sữa bột và sữa nước từ đầu năm đã có tới 5 lần trong 6 tháng đầu năm.
 
Cùng với đó, nước sạch đòi tăng giá, khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội cũng chính thức tăng giá hơn 4 lần từ 31/5/2013.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ thực tế không giúp được người dân bao nhiêu, họ phải nhờ nhiều hơn tới sự hỗ trợ của cộng đồng, vào nỗ lực bản thân, người thân và các kênh khác.
 
Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho rằng "Nông dân, nông thôn bị lấy đi quá lớn so với được trả lại".



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.