- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Độc cô cầu bại' của làng cấy trầm Việt Nam
Khả năng cấy trầm của lão nông Trương Thanh Khoan (Tân Phú, Đồng Nai) được giới cấy trầm trong nước phong danh hiệu “độc cô cầu bại”.
Khả năng cấy trầm của lão nông Trương Thanh Khoan (Tân Phú, Đồng Nai) được giới cấy trầm trong nước phong danh hiệu “độc cô cầu bại”. Thậm chí, sự nổi tiếng này đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Cấy trầm xuyên quốc giaMặc dù trên xe đã nghe ông Đinh Văn Bản – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Phú “bật mí”: Ông Khoan đang chuẩn bị cấy trầm cho nông dân Malaysia, tôi vẫn cứ ngờ ngợ. Thế nhưng, khi nghe chính miệng ông Khoan thông báo đang hợp tác làm việc này, tôi mới thấy lão nông này tài thật.
Ngày 12.12.2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tặng Huân chương Lao động hạng III cho ông Trương Thanh Khoan vì có thành tích xuất sắc trong sáng chế “Phương pháp kích thích cây dó để tạo trầm” mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Trương Thanh Khoan đang thực nghiệm phương pháp cấy trầm cho đoàn nông dân Malaysia sang học tập kinh nghiệm tạo trầm. |
Theo ông Khoan, trung tuần tháng 2 vừa qua, một đoàn khoảng chục nông dân trồng dó ở Malaysia tìm đến nhà ông để nhờ cấy trầm thuê. Họ “ra giá”, nếu sang đó thuyết trình về phương pháp cấy trầm thì 100 USD/giờ, còn cấy giá 1.000 USD/ngày (22 triệu đồng/ngày).
“Tôi đâu có cần. Họ thích thì cứ đến. Tôi không đi đâu để cấy thuê cho ai. Nếu họ muốn tôi chỉ cho họ phương pháp cấy, rồi bán dung dịch tạo trầm. Cứ thế họ về làm là được. Trong nghề cấy trầm, cho đến giờ, tôi chưa thất bại lần nào” - ông Khoan nói giọng đầy tự hào.
Thực tế, để nhóm nông dân Malaysia không bõ công lặn lội sang Việt Nam, ông Khoan đã hướng dẫn họ phương pháp cấy trầm, thậm chí bán luôn cho họ dung dịch để về cấy thử. “Họ trồng hơn 200ha dó đã đến tuổi cấy trầm. Vừa rồi họ thông báo việc cấy thử trên dó đã cho kết quả bước đầu khá tốt, muốn tôi đưa vài chục công cấy sang giúp họ, nhưng tôi chưa nhận lời vì thấy nhiêu khê quá” - ông Khoan thổ lộ.
Từ 4 năm trước, lão nông Trương Thanh Khoan đã hướng dẫn cấy trầm cho nông dân châu Á. Đầu tiên, ông giúp nông dân Campuchia. “Lần ấy, có một phụ nữ giới thiệu là thứ trưởng một bộ ở Campuchia dẫn một đoàn nông dân sang học phương pháp cấy trầm. Bà ấy cho biết, Campuchia có khoảng 1 triệu cây dó đang trồng. Tôi đã hỗ trợ đoàn phương pháp cấy và dung dịch tạo trầm” - ông Khoan cho biết.
Sau lần ấy, các đoàn nông dân Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)… cũng tìm đến nhà nhờ ông Khoan chỉ giúp phương pháp cấy trầm.
Bên tách trà, tôi hỏi lão nông Trương Thanh Khoan: Đâu là nguyên nhân để tên tuổi của ông bay xa khiến nhiều đoàn nông dân các nước tìm đến nhờ cậy? “Khả năng là một chuyện, nhưng bên cạnh đó là dung dịch tạo trầm. Nói thật, loại dung dịch sinh học này ở Việt Nam chỉ tôi mới có. Tôi không chia sẻ với ai bí quyết tạo dung dịch này” - ông Khoan lại “chảnh”, nhưng cái “chảnh” của một lão nông “độc cô cầu bại” nghe cũng… chí lý.
Nhọc nhằn chăn con kiến xanh
Ông Trương Thanh Khoan và gốc dó được tạo trầm. |
Thật ra, lâu nay dân làm trầm trong nước đều biết lão nông Trương Thanh Khoan làm dung dịch sinh học tạo trầm từ con kiến xanh, nhưng không ai đủ khả năng để làm một thứ dung dịch tương tự như thế.
Hiện, ông Khoan có một trại nuôi kiến xanh với hơn 20 thùng nuôi ở tỉnh Lâm Đồng. Theo ông Khoan, việc nuôi kiến xanh tập trung gặp khá nhiều khó khăn, nhất là việc tìm hiểu tập tính của loài kiến này. “Kiến xanh khá hung dữ, khi bị đe dọa nơi sống chúng sẽ tiết ra chất dịch để tự vệ; càng bị chọc phá, kiến tiết dịch càng nhiều. Chất dịch này có tác dụng kích thích vết thương ở cây dó, tạo ra trầm” - ông Khoan nói.
Việc thu dung dịch cũng cần tiến hành một cách khoa học. “Hiện, tôi dùng bỉm trẻ em để thu dịch. Trung bình mỗi thùng kiến cho 8 - 10 lít dịch/tháng. Có điều khi thu hoạch, sử dụng phải hết sức lưu ý, cần hạn chế để dịch này tiếp xúc vào vết trầy, vết thương vì có thể gây mưng mủ” - ông Khoan chia sẻ.
Vậy, tại sao là dịch kiến và chỉ là của kiến xanh? Nghe tôi hỏi, ông Khoan bắt đầu ái ngại sợ lộ bí quyết. “Năm 1975, tôi làm phu trầm, lặn lội khắp các khu rừng ở Đồng Nai, Lâm Đồng… ra tận các khu rừng miền Trung, thậm chí sang cả Lào để tìm trầm hương. Khoảng năm 1982, lượng trầm tự nhiên cạn kiệt, tôi bỏ nghề làm phu rồi chuyển sang buôn bán trầm. Tuy nhiên, được một thời gian nghề buôn trầm cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Trầm là một sản phẩm siêu lợi nhuận nên tôi quyết định quay lại tìm cách tạo trầm” - ông Khoan kể.
Nghĩ thế, ông Khoan bắt đầu gom vốn liếng từ việc đi buôn trầm trước đây mua đất và 2.000 cây dó giống về trồng. Với kinh nghiệm nhiều năm đi rừng tìm trầm, ông Khoan thấy trong những lỗ trên thân cây dó, có khá nhiều đàn kiến xanh. Ông mang khúc thân dó bị kiến đục ấy về nhà đốt thử thì thấy có trầm thơm, chất lượng khá tốt.
Chính từ phát hiện này, ông lại vào rừng tìm kiến xanh bắt về nghiên cứu. Có được kiến, ông nghiền chúng ra để lấy dịch. Vốn xuất thân ngành hóa, và có người con gái cũng tốt nghiệp ngành này tư vấn, dần dà ông Khoan cũng có được thứ dung dịch như mong muốn. “Tôi xay nát đám kiến xanh, rồi lấy dịch của nó nuôi thành bào tử nấm. Từ bào tử này tôi làm ra dung dịch và cấy vào thân cây, không ngờ kết quả cho trầm khá mỹ mãn” - ông Khoan thổ lộ.
Theo ông Khoan, chế phẩm sinh học tạo trầm từ kiến đảm bảo an toàn, không độc hại với môi trường.
Từ loại dung dịch tạo trầm sinh học này, lão nông Trương Thanh Khoan lại tạo ra một độc chiêu khác “tạo trầm toàn bộ cây dó từ cành, thân và rễ”. Phương pháp tạo trầm này cho đến nay chưa ai ở Việt Nam làm được, theo lời khẳng định của ông Khoan.
Ông Khoan cho biết, sau khi cây dó đến tuổi tạo trầm, ông sẽ cho khoét và lấy đất ra khỏi bộ rễ. Dung dịch tạo trầm sinh học sẽ được bơm thẳng vào rễ ngay sau đó. “Nếu sử dụng dung dịch hóa chất, cây sẽ chết ngay, chính vì thế không ai dám làm”-ông Khoan nói.
Cũng theo ông Khoan, chính sản phẩm trầm được thu từ rễ mới cho chất lượng tốt nhất và giá bán cao nhất. Thế mà, nhiều năm nay, nông dân trồng dó nuôi trầm vứt bỏ gốc đi!
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.