Ghi sai hoá đơn tiền điện, lập tức bị đuổi việc

Nếu phát hiện ghi sai sản lượng điện, gây thiệt hại cho khách hàng, nhân viên đó sẽ bị đuổi việc ngay lập tức.

 Nếu phát hiện ghi sai sản lượng điện, gây thiệt hại cho khách hàng, nhân viên đó sẽ bị đuổi việc ngay lập tức.

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực, đã khẳng định điều này sau những phản ánh về hóa đơn tiền điện tăng đột biến vừa qua.

Thực tế, ngành điện không chốt chỉ số công tơ để áp dụng giá mới từ 1/6 vừa qua. Vậy, tiền điện sẽ được tính như thế nào trong kỳ tính giá điện giao thoa trước và sau thời điểm này?

- EVN hiện bán điện trực tiếp đến trên 21 triệu khách hàng nên không thể bố trí đủ nhân lực đi chốt chỉ số công tơ tại từng khách hàng vào cùng một thời điểm đổi giá điện. Do vậy, cơ quan nhà nước đã cho phép chúng tôi áp dụng tính tiền điện của tháng đổi giá bằng phương pháp nội suy đối với điện sinh hoạt.

Cụ thể, tiền điện sẽ được tính theo cả cả giá cũ và giá mới. Trong đó, để tính sản lượng điện được áp dụng giá cũ hay mới, ngành điện sẽ tính bình quân sản lượng điện tiêu thụ mỗi ngày rồi nhân với số ngày được áp dụng áp dụng giá cũ và giá mới. Định mức số điện mỗi bậc thang cũng sẽ được chia bình quân cho số ngày trong chu kỳ ghi chỉ số, như 30 hoặc 31 ngày và nhân với số ngày được áp giá mới hay giá cũ để từ đó, cho ra định mức sản lượng điên bậc thang được áp dụng đơn giá cũ và giá mới.

giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực

Ví dụ một hộ dân có chu kỳ ghi chỉ số công tơ từ ngày 5 hàng tháng đến 6 tháng sau. Giả sử, sản lượng điện vào tháng 6/2014 là 500kWh, chu kỳ từ ngày 6/5/2014 đến 5/6/2014, số ngày dùng điện là 31 ngày. Theo phương pháp nội suy, hộ dân này có 26 ngày sử dụng gía cũ và 5 ngày sử dụng giá mới.

Theo đó, sản lượng điện được tính giá cũ là 419kWh, theo công thức: ((500 kWh:31 ngày) x 26 ngày giá cũ = 419,3 kWh). Sản lượng tính giá mới sẽ bằng 500kWh - 419kWh = 81 kWh. Ở bậc 1 quy định 100kWh đầu tiên, vậy, định mức bậc 1 theo giá cũ sẽ bằng (100kWh: 31 ngày) x 26 ngày giá cũ = 84 kWh điện giá cũ. Theo giá mới, bậc 1 sẽ có sản lượng là 8 kWh.

Kết quả, hoá đơn tiền điện thể hiện, trong 26 ngày được áp dụng giá cũ, với sản lượng tiêu thụ 419kWh, tiền điện phải trả là 857.908 đồng. Còn lại trong 5 ngày được áp theo giá mới với sản lượng là 81 kWh, khách hàng trả 160.407 đồng tiền điện. Tổng cộng hoá đơn tiền điện của tháng có đổi giá này sẽ là 1.018.315 đồng, chưa VAT.

Đó là lý do tại sao, hoá đơn tiền điện ở tháng có thời điểm đổi giá lại có tới 2 dạng bậc thang như vậy.

Nhiều người dân đã phản ánh có trường hợp ghi tăng hoặc ghi bớt sản lượng của cán bộ ngành điện, hoá đơn tăng bất thường tới 3-4 lần. EVN đã xử lý như thế nào?

Một trong yêu cầu của việc ghi chỉ số công tơ là phải ghi đúng chu kỳ, ghi đủ, ghi chính xác. Để nâng cao trách nhiệm đối với nhân viên ghi chỉ số công tơ, nhiều đơn vị đã áp dụng cách thức trả lương căn cứ vào khối lượng và chất lượng ghi chỉ số công tơ.
giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện

Đã có nhiều phản ánh về hóa đơn tiền điện tăng đột biến vừa qua

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cũng đã xảy ra một số trường hợp sai sót do nhân viên đọc nhầm số hoặc ghi nhầm số. Đối với trường hợp ghi sai do nhân viên không đến địa điểm đặt công tơ mà phỏng đoán chỉ số để ghi hoặc cố tình ghi tăng lên hoặc bớt đi sản lượng điện sử dụng của khách hàng, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị đình chỉ công tác, thâm chí buộc thôi việc.

Điển hình như trường hợp tại Công ty Điện lực Sóc Sơn - Hà Nội, sau vụ việc ghi nhầm chỉ số công tơ dẫn đến việc tính sai hoá đơn tiền điện, thấp hơn so với thực tế cho một số hộ gia đình tại thôn Thống Nhất, xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội. Điện lực Sóc Sơn đã kỷ luật đối với 2 công nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra sai sót này.

Đối với một số trường hợp khác báo chí nêu cụ thể, chúng tôi đã chỉ đạo EVNHANOI phải rà soát ngay tình hình và EVN cũng đã có đoàn công tác đi xác minh thực tế.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy công tác giải thích, giải đáp ý kiến đối với khách hàng của EVN Hà Nội chưa thực sự chủ động, cặn kẽ, khiến khách hàng chưa thỏa mãn. EVN HANOI phải khắc phục các hạn chế trên.

Hiện nay, các công tơ điện thường nằm ngoài cột, các bộ ngành điện chốt chỉ số công tơ hàng tháng không thông báo cho khách hàng biết. Vậy, làm sao để đảm bảo việc chốt chỉ số công tơ của cán bộ ngành điện là trung thực, minh bạch?

Theo quy định tại Quy trình ghi chỉ số công tơ của EVN, khi thực hiện ghi chỉ số công tơ của các khách hàng thì nhân viên ghi chỉ số phải thực hiện ghi chính xác, trung thực và tạo điều kiện để khách hàng giám sát việc ghi chỉ số công tơ.

Để đảm bảo bảo việc ghi chỉ số công tơ của nhân viên ngành điện là trung thực, minh bạch chúng tôi thường xuyên thực hiện công tác phúc tra ghi chỉ số công tơ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót (nếu có). Tới đây, chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc thực hiện quy trình này ở một số địa chỉ cụ thể mà báo chí phản ánh”.

Theo

Ghi sai hoá đơn tiền điện, lập tức bị đuổi việc

- Nếu phát hiện ghi sai sản lượng điện, gây thiệt hại cho khách hàng, nhân viên đó sẽ bị đuổi việc ngay lập tức.


Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực, đã khẳng định điều này sau những phản ánh về hóa đơn tiền điện tăng đột biến vừa qua.

Thực tế, ngành điện không chốt chỉ số công tơ để áp dụng giá mới từ 1/6 vừa qua. Vậy, tiền điện sẽ được tính như thế nào trong kỳ tính giá điện giao thoa trước và sau thời điểm này?

- EVN hiện bán điện trực tiếp đến trên 21 triệu khách hàng nên không thể bố trí đủ nhân lực đi chốt chỉ số công tơ tại từng khách hàng vào cùng một thời điểm đổi giá điện. Do vậy, cơ quan nhà nước đã cho phép chúng tôi áp dụng tính tiền điện của tháng đổi giá bằng phương pháp nội suy đối với điện sinh hoạt.

Cụ thể, tiền điện sẽ được tính theo cả cả giá cũ và giá mới. Trong đó, để tính sản lượng điện được áp dụng giá cũ hay mới, ngành điện sẽ tính bình quân sản lượng điện tiêu thụ mỗi ngày rồi nhân với số ngày được áp dụng áp dụng giá cũ và giá mới. Định mức số điện mỗi bậc thang cũng sẽ được chia bình quân cho số ngày trong chu kỳ ghi chỉ số, như 30 hoặc 31 ngày và nhân với số ngày được áp giá mới hay giá cũ để từ đó, cho ra định mức sản lượng điên bậc thang được áp dụng đơn giá cũ và giá mới.

giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực

Ví dụ một hộ dân có chu kỳ ghi chỉ số công tơ từ ngày 5 hàng tháng đến 6 tháng sau. Giả sử, sản lượng điện vào tháng 6/2014 là 500kWh, chu kỳ từ ngày 6/5/2014 đến 5/6/2014, số ngày dùng điện là 31 ngày. Theo phương pháp nội suy, hộ dân này có 26 ngày sử dụng gía cũ và 5 ngày sử dụng giá mới.

Theo đó, sản lượng điện được tính giá cũ là 419kWh, theo công thức: ((500 kWh:31 ngày) x 26 ngày giá cũ = 419,3 kWh). Sản lượng tính giá mới sẽ bằng 500kWh - 419kWh = 81 kWh. Ở bậc 1 quy định 100kWh đầu tiên, vậy, định mức bậc 1 theo giá cũ sẽ bằng (100kWh: 31 ngày) x 26 ngày giá cũ = 84 kWh điện giá cũ. Theo giá mới, bậc 1 sẽ có sản lượng là 8 kWh.

Kết quả, hoá đơn tiền điện thể hiện, trong 26 ngày được áp dụng giá cũ, với sản lượng tiêu thụ 419kWh, tiền điện phải trả là 857.908 đồng. Còn lại trong 5 ngày được áp theo giá mới với sản lượng là 81 kWh, khách hàng trả 160.407 đồng tiền điện. Tổng cộng hoá đơn tiền điện của tháng có đổi giá này sẽ là 1.018.315 đồng, chưa VAT.

Đó là lý do tại sao, hoá đơn tiền điện ở tháng có thời điểm đổi giá lại có tới 2 dạng bậc thang như vậy.

Nhiều người dân đã phản ánh có trường hợp ghi tăng hoặc ghi bớt sản lượng của cán bộ ngành điện, hoá đơn tăng bất thường tới 3-4 lần. EVN đã xử lý như thế nào?

Một trong yêu cầu của việc ghi chỉ số công tơ là phải ghi đúng chu kỳ, ghi đủ, ghi chính xác. Để nâng cao trách nhiệm đối với nhân viên ghi chỉ số công tơ, nhiều đơn vị đã áp dụng cách thức trả lương căn cứ vào khối lượng và chất lượng ghi chỉ số công tơ.
giá-điện, bậc-thang, điện-sinh-hoạt, tăng-giá, giá-xăng, giá-dầu, lạm-phát, giá-sữa, thiếu-điện, cắt-điện, thuỷ-điện, nhiệt-điện

Đã có nhiều phản ánh về hóa đơn tiền điện tăng đột biến vừa qua

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cũng đã xảy ra một số trường hợp sai sót do nhân viên đọc nhầm số hoặc ghi nhầm số. Đối với trường hợp ghi sai do nhân viên không đến địa điểm đặt công tơ mà phỏng đoán chỉ số để ghi hoặc cố tình ghi tăng lên hoặc bớt đi sản lượng điện sử dụng của khách hàng, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị đình chỉ công tác, thâm chí buộc thôi việc.

Điển hình như trường hợp tại Công ty Điện lực Sóc Sơn - Hà Nội, sau vụ việc ghi nhầm chỉ số công tơ dẫn đến việc tính sai hoá đơn tiền điện, thấp hơn so với thực tế cho một số hộ gia đình tại thôn Thống Nhất, xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội. Điện lực Sóc Sơn đã kỷ luật đối với 2 công nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra sai sót này.

Đối với một số trường hợp khác báo chí nêu cụ thể, chúng tôi đã chỉ đạo EVNHANOI phải rà soát ngay tình hình và EVN cũng đã có đoàn công tác đi xác minh thực tế.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy công tác giải thích, giải đáp ý kiến đối với khách hàng của EVN Hà Nội chưa thực sự chủ động, cặn kẽ, khiến khách hàng chưa thỏa mãn. EVN HANOI phải khắc phục các hạn chế trên.

Hiện nay, các công tơ điện thường nằm ngoài cột, các bộ ngành điện chốt chỉ số công tơ hàng tháng không thông báo cho khách hàng biết. Vậy, làm sao để đảm bảo việc chốt chỉ số công tơ của cán bộ ngành điện là trung thực, minh bạch?

Theo quy định tại Quy trình ghi chỉ số công tơ của EVN, khi thực hiện ghi chỉ số công tơ của các khách hàng thì nhân viên ghi chỉ số phải thực hiện ghi chính xác, trung thực và tạo điều kiện để khách hàng giám sát việc ghi chỉ số công tơ.

Để đảm bảo bảo việc ghi chỉ số công tơ của nhân viên ngành điện là trung thực, minh bạch chúng tôi thường xuyên thực hiện công tác phúc tra ghi chỉ số công tơ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót (nếu có). Tới đây, chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc thực hiện quy trình này ở một số địa chỉ cụ thể mà báo chí phản ánh”.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.