- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hơn 92% tài sản tham nhũng bị tẩu tán không thu hồi được
Tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản nên việc xác minh điều kiện thi hành án vô cùng khó khăn.
Tội
phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa
tài sản nên việc xác minh điều kiện thi hành án vô cùng khó khăn.
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng vừa được Thanh tra Chính phủ hoàn thiện, hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Việc thu hồi tài sản các vụ án kinh tế, tham nhũng gặp rất nhiều khó khăn. Số tiền thu được còn quá ít so với tổng số phải thi hành. Một số trường hợp xử lý tài sản để thi hành án còn chậm.
Vụ án tham nhũng tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), theo quyết định của bản án, bị cáo Dương Chí Dũng phải bồi thường cho Vinalines số tiền là 110 tỷ đồng, nhưng cơ quan thi hành án mới xử lý tài sản kê biên và thu được hơn 14 tỉ đồng.
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng vừa được Thanh tra Chính phủ hoàn thiện, hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Việc thu hồi tài sản các vụ án kinh tế, tham nhũng gặp rất nhiều khó khăn. Số tiền thu được còn quá ít so với tổng số phải thi hành. Một số trường hợp xử lý tài sản để thi hành án còn chậm.
Vụ án tham nhũng tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), theo quyết định của bản án, bị cáo Dương Chí Dũng phải bồi thường cho Vinalines số tiền là 110 tỷ đồng, nhưng cơ quan thi hành án mới xử lý tài sản kê biên và thu được hơn 14 tỉ đồng.
Cựu Chủ
tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình phải thi hành án hơn 600 tỉ đồng
nhưng tài sản cuối cùng chỉ có căn hộ chung cư trị giá khoảng 5 tỉ
đồng. (Ảnh: PLO) |
Hay vụ Huỳnh Thị Huyền Như với số tiền phải thi hành án là gần 14.000 tỉ đồng nhưng ước tính sơ bộ, tài sản kê biên, phong tỏa để bảo đảm thi hành án chỉ khoảng hơn 500 tỉ đồng. Đây chỉ là 2 trong số nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn khó có khả năng thu hồi tài sản.
Theo ông Hoàng Sỹ Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), việc xử lý tài sản liên quan đến các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn gặp rất nhiều khó khăn là do có vụ việc, số tiền phải thi hành án rất lớn nhưng tài sản để bảo đảm thi hành án lại có giá trị rất nhỏ.
Bên cạnh đó, hầu hết đương sự phải thi hành án phần trách nhiệm dân sự trong các vụ việc loại này phải chấp hành hình phạt tù với thời hạn dài, thậm chí bị tuyên án tử hình. Nhiều trường hợp không có tài sản, tiền, thu nhập để thi hành án hoặc gia đình, người thân không có khả năng hỗ trợ thi hành án.
“Án liên quan đến tham nhũng là những vụ án rất lớn nhưng rất khó thi hành. Trong quá trình điều tra truy tố, xét xử, việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án là rất ít. Thậm chí mức phạt rất lớn nhưng khả năng thực tiễn thi hành có thể không có. Ví dụ, Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn Vinashin phải thi hành án hơn 600 tỉ đồng, nhưng tài sản cuối cùng chỉ có mỗi căn nhà ở Trung Hòa - Nhân Chính trị giá khoảng 5 tỉ, vợ 1 nửa, chồng 1 nửa. Chưa nói đến việc bán đấu giá tài sản liên quan đến thi hành án có ít người dân mua vì rủi ro rất cao”, ông Hoàng Sỹ Thành cho biết.
Cũng theo ông Hoàng Sỹ Thành, tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản nên việc xác minh điều kiện thi hành án, ngoài các tài sản đã được kê biên, tuyên xử lý trong bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án dân sự khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập nào khác.
Hơn nữa, cơ chế quản lý tài sản ở nước ta hiện nay còn thiếu minh bạch. Các giao dịch kinh tế, dân sự hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện bằng tiền mặt, nên khó kiểm soát được thu nhập, tài sản và cũng gây khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp phong tỏa, kê biên tài sản của cơ quan có thẩm quyền.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, một trong những nguyên nhân là do những vướng mắc về thể chế, lỏng lẻo trong quản lý điều hành, do kết quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng chưa cao.
“Nguyên nhân cốt yếu ở đây chính là thể chế đã được tích tụ từ lâu. ở vụ án Huyền Như, số tiền TAND TP HCM yêu cầu phải bổ sung công quỹ tại bản án sơ thẩm là 976 tỉ, trong khi bản phúc thẩm tuyên hơn 11.000 tỉ. Chênh lệch nhau hơn 11 - 12 lần. Chỉ cần nhìn vào sự chênh lệch này có thể thấy khó xác định được chân lý ở đâu, không biết bất hợp lý ở quy trình nào nên đội ngũ thi hành án gặp rất nhiều khó khăn”, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết.
Mới đây, những khó khăn, vướng mắc này đã được đại diện Bộ Tư pháp nêu lên tại hội nghị phối hợp công tác giữa Ban Nội chính Trung ương và Bộ Tư pháp. Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho rằng, để khắc phục tình trạng này, cũng như nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, thời gian tới, thể chế về phòng chống tham nhũng cần tiếp tục hoàn thiện, để bảo đảm quản lý, kiểm soát tài sản, thu nhập của tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, tới đây cần thành lập đoàn giám sát, bao gồm Ban Nội chính Trung ương, Bộ Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát để kiểm tra, giám sát công tác thi hành án dân sự, nhất là đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, các vụ án phức tạp kéo dài.
Ông Phan Đình Trạc cho rằng, Viện KSND Tối cao cần tăng cường kiểm sát trong các phiên tòa dân sự, kinh tế, thương mại, hành chính và kể cả trong kiểm sát thi hành án dân sự. “Tôi đề nghị cần nâng cao chất lượng xét xử của tòa án, tính khả thi của bản án, tăng cường kê biên, phong tỏa tài sản trong quá trình tố tụng và kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ có chức vụ quyền hạn”, ông Trạc đề nghị.
Năm nay là năm đầu tiên tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo Nghị quyết số 11 của Quốc hội về công tác tư pháp. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, đòi hỏi hệ thống cơ quan thi hành án dân sự cần phối hợp với các cơ quan liên quan đưa ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu, sớm thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và kéo giảm số việc và số tiền phải thi hành án, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Theo VOV
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.