Là công chức đừng nghĩ chuyện vay vốn mua nhà

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã được triển khai với mức lương công chức không đáp ứng được yêu cầu.

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã được triển khai với mức lương công chức không đáp ứng được yêu cầu.

Không đủ chuẩn

Thi đỗ biên chế được 2 năm nay nhưng lương của chị Nguyễn Thu Thảo (một cán bộ tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng chỉ 2,8 triệu đồng. Tổng thu nhập của hai vợ chồng chị Thảo ngót nghét 8 triệu đồng. Chị Thảo cho hay: “Thu nhập đó bao gồm cả trợ cấp, phụ cấp hàng tháng. Gia đình 4 người chi tiêu tằn tiện lắm cũng phải 6 - 7 triệu đồng/tháng, rồi tiền học cho con, chưa tính ma chay cưới hỏi”.

Vì thế, trước thông tin vay vốn ngân hàng mua nhà trong gói 30.00 tỷ đồng vừa được thông qua, chị Thảo không hề quan tâm. “Làm ở Hà Nội biết tới bao giờ mình mới có chỗ chui ra chui vào để ổn định cuộc sống, với mức thu nhập như vậy thì khó có thể vay ngân hàng để mua nhà”, chị Thảo ngán ngẩm.

Chị Nguyễn Thị Minh Tuyết ở Lào Cai chia sẻ, chị là giáo viên, còn chồng làm công nhân mỏ, lương hai vợ chồng cũng chỉ 9-10 triệu đồng. Nếu theo quy định cũng không được vay tiền mua nhà.

gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng, ngân hàng nhà nước, bất động sản, tín dụng, nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, cho vay mua nhà, mua nhà bằng lương

“Vợ chồng tôi còn có đồng lương, cuộc sống cũng đỡ nhọc nhằn hơn nhiều người lao động chân tay khác. Chúng tôi đều là những người thu nhập thấp nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn vay của nhà nước dành cho mình”, chị Tuyết nói.

Chia sẻ với PV, một bạn đọc cho biết, anh và vợ đều làm ở cơ quan Nhà nước, tổng thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Mặc dù có mảnh đất để xây nhà nhưng 10 năm nay, gia đình anh vẫn chưa thể tích cóp được tiền xây nhà, đành phải thuê phòng trọ.

Bạn đọc này tâm sự: “Cứ tưởng gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng là cho vay để xây nhà nào ngờ là chỉ để mua nhà, không vay được tiền để xây nhà lại phải tiếp tục thuê nhà để ở, ước muốn có căn nhà cấp 4 để ở cũng không xong.”

Kết quả điều tra mức sống của cán bộ công chức gần đây của Bộ Nội vụ cho biết 98% công chức khẳng định họ không sống được bằng lương. Thực tế cho thấy, từ năm 2008 tới 1/5/2012, mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh 5 lần từ 450.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng (dự kiến tháng 7/2013 sẽ được nâng lên 1.150.000 đồng).

Tuy nhiên, với số tiền tích lũy từ lương như vậy, sau hàng chục năm, người làm công ăn lương vẫn không thể mua được một căn hộ.

Theo khảo sát, giá nhà ở thương mại trên địa bàn Hà Nội mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao so với thu nhập của người dân, trung bình vào khoảng trên 15 triệu đồng/m2, nhà ở xã hội có giá cũng ngang ngửa trên 10 triệu đồng/m2, không phù hợp với tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức. Chưa kể, nguồn cung hạn hẹp, số dự án nhà giá rẻ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Mơ hão?

Nhiều ý kiến cho rằng, gói cứu trợ với mức lãi suất cho vay ưu đãi là 6%/năm vẫn quá cao khiến người có thu nhập thấp đang có nhu cầu mua nhà ở khó có thể tiếp cận được.

Vì vậy, những người có thu nhập dưới 9 triệu đồng thì không có hy vọng nghĩ đến chuyện mua nhà. Để mua một ngôi nhà 50m2, giá bán sắp tới tối đa là 12 triệu đồng/m2, tổng giá trị là 600 triệu đồng. Người mua phải ứng trước 20% tương đương 120 triệu đồng và vay 480 triệu đồng. Với lãi suất 6%/năm thì một năm sẽ phải trả gần 29 triệu đồng tiền lãi, tương đương mỗi tháng phải trả 2,4 triệu đồng tiền lãi mỗi tháng và 4 triệu đồng tiền gốc.

gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng, ngân hàng nhà nước, bất động sản, tín dụng, nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, cho vay mua nhà, mua nhà bằng lương

Thêm nữa, để đảm bảo vốn vay, các ngân hàng thương mại đòi hỏi các thủ tục nghiêm khắc, không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Chứng minh thu nhập và tài sản thế chấp là hai điều kiện khiến nhiều người đi vay lo ngại sẽ khó “vượt qua”.

Để được vay tiền, khách hàng phải có hợp đồng mua bán nhà ở, ký kết với chủ đầu tư. Đối tượng vay phải là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà chung cư nhưng diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu…

Đại diện một NH cho biết, điều kiện khó nhất đối với khách hàng cá nhân đó là tài sản đảm bảo. Bởi khách hàng cá nhân thường rất hạn chế trong tài sản đảm bảo, bên cạnh đó cũng phải chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân.

Mặc dù hiện nay việc trả lương qua các tài khoản có thể chứng minh được nhưng đối với ngân hàng thì việc chứng minh các nguồn thu nhập ngoài có thể trả nợ thì rất là khó, trong khi nguồn thu nhập chính trong tài khoản lại không đủ điều kiện để trả nợ cho ngân hàng. Vấn đề này thực sự rất khó đối với người mua nhà lẫn cả các ngân hàng cho vay.

Theo các NH, để giải quyết vấn đề tài sản đảm bảo, người mua nhà ở thương mại giá trị dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2 thì người vay đã trở thành chủ, ngân hàng này chấp nhận thế chấp bằng tài sản đó.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.