Loại cây quả mọc từ thân đỏ rực tại Gia Lai 'hút khách'

Cứ đến mùa dâu da chín, trung bình một ngày khu vườn của chị đón gần 200 người đến tham quan, chụp hình.

Chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt (32 tuổi, trú tại xã Cửu An, thị xã An Khê, Gia Lai) - chủ sở hữu của gần 70 cây dâu da cho thu 3-4 tấn/năm mang lại thu nhập từ 60-80 triệu đồng/năm. Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyệt cho biết, cứ đến mùa dâu da chín, trung bình một ngày khu vườn của chị đón gần 200 người đến tham quan, chụp hình.

Vốn là một loại cây ăn quả được trồng nhiều ở rừng, vị rất chua nhưng sau khi được người dân mang về trồng và chăm sóc thì hương vị khác trước rất nhiều: thơm và đỡ chua hơn.

Được biết, thị xã An Khê được coi là một trong những vùng trồng nhiều dâu da trên khắp cả nước. Và một trong những nông dân trồng dâu da nhiều nhất chính là khu vườn của chị Nguyệt.

Qủa dâu da hay còn có tên gọi khác là dâu rừng.

Dẫn phóng viên Dân Việt đi dạo quanh khu vườn đỏ rực dâu da chín, chị Nguyệt chia sẻ: “Thực ra, những cây dâu da này không phải tôi trồng mà có từ thời ông bà. Tính đến nay, tuổi thọ của nó chắc cũng được 40-50 năm. Đây là loại cây có nguồn gốc từ rừng nên không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật chăm sóc, rất dễ sống. Sau khi thu hoạch trái xong, chỉ cần bón cho cây một ít phân và tưới nước đều đặn để cây phục hồi”.

Với gần 70 gốc dâu da, chị Nguyệt thu về 3-4 tấn/năm, cho thu nhập từ 60-80 triệu đồng.

Chia sẻ về một số kinh nghiệm chăm sóc dâu da, chủ nhân của khu vườn thông tin: “Muốn cải tạo giảm bớt độ chua và tăng độ ngọt cho quả thì sau khi cây bén rễ phải làm bồn và rắc vào mỗi cây 1kg vôi. Bên cạnh những kinh nghiệm thực tế thì cây dâu da còn phụ thuộc vào một số điều kiện tự nhiên. Nếu thời tiết mưa thuận gió hòa, nắng mưa đều nhau thì cây phát triển và cho trái rất tốt, tuy nhiên nếu thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất…”.  

Những chùm dâu da chín ôm gọn trong thân cây.

Giống dâu da này khá khác biệt, quả chỉ ra ở thân và cành chính, không ra quả ở những cành nhỏ và ở ngọn. Đặc biệt, năng suất của loại giống này phụ thuộc vào tuổi thọ của cây, tuổi thọ càng lớn thì càng nhiều quả. Trong quá trình cây ra hoa, kết trái không cần phải phun bất kỳ một loại thuốc sâu hay thuốc kích thích nào.

Cứ đến mùa dâu da chín, khu vườn của chị lại đón gần 200 người/ngày vào tham quan, chụp hình. Sau khi ra về, mỗi người thường mua từ 2-3 kg về làm quà nên ít khi chị phải mang ra chợ bán mà hái bán ngay tại vườn.

Hiện tại, chị Nguyệt đang bán dâu da với giá 20.000 đồng/kg

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyện cho hay, cây thường ra hoa vào tháng Giêng và bắt đầu cho thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 9 Âm lịch.

Những chùm dâu da chín mọng nhuộm đỏ vùng đất cằn.

Nhiều cháu nhỏ khá thích thú loại quả này.

Loại cây ăn quả đặc biệt chỉ ra quả ở thân.

"Để đảm bảo vị ngọt, tươi, người dân thường chờ đến lúc dâu rừng chín hẳn mới thu hoạch", chị Nguyệt thông tin.

Theo Dân Việt


dâu da rừng

du khách


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.