Lời đồn đáng sợ về buôn đỉa hút máu xuyên quốc gia

Gần đây, những thông tin về việc buôn bán đỉa sống và đỉa đã sấy khô tại Tây Ninh làm dấy lên những hoang mang và lo ngại về loại sinh vật nguy hại này.

Gần đây, những thông tin về việc buôn bán đỉa sống và đỉa đã sấy khô tại Tây Ninh làm dấy lên những hoang mang và lo ngại về loại sinh vật nguy hại này.

Rất nhiều vụ buôn bán đỉa phát hiện. Những trào lưu săn bán sinh vật hút máu đáng sợ này vẫn cứ rộ lên rồi chìm xuồng với những lời đồn đáng sợ mà không có giải thích nào thỏa đáng.

Nhiều vụ buôn bán đỉa số lượng lớn

Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã tiến hành tiêu hủy 72 kg đỉa sấy khô (ước lượng thành phẩm từ khoảng 300 kg đỉa sống) được vận chuyển từ biên giới Campuchia về Việt Nam. Số đỉa này bị công an xã Thành Long, huyện Châu Thành bắt giữ vào rạng sáng 14/11. Đây là lần đầu tiên tỉnh Tây Ninh bắt được đỉa đã sấy khô.

Trước đó, lực lượng chức năng của tỉnh Tây Ninh cũng đã bắt 3 vụ buôn bán đỉa khác với tổng trọng lượng trên 600 kg nhưng là đỉa sống tại khu vực TP. Tây Ninh, huyện Châu Thành và Bến Cầu.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tây Ninh Lê Văn Khải cho biết trên báo Thanh Niên: Hiện tỉnh này chưa phát hiện bất kỳ cơ sở nào gây nuôi đỉa. Đỉa được thu mua tại Việt Nam để Trung Quốc xuất đi một nước thứ 3, chưa rõ mục đích sử dụng.  

sinh vật nguy hại, buôn bán đỉa, thương lái, Trung Quốc, thực phẩm, đỉa sấy khô, tin-đồn, buôn-bán-đỉa, thương-lái, Trung-Quốc, hoang-mang, đông-y, sinh-vật-nguy-hại

Đỉa sấy khô nhập từ biên giới bị phát hiện hôm 14/11

Trước thông tin cho rằng, đỉa được sử dụng để làm thuốc với giá khá đắt, khoảng 3-4 triệu đồng/kg, ông Khải nói rằng chưa có bất kỳ thông tin nào về việc thu mua đỉa để làm thuốc tại Tây Ninh. 

Tuy nhiên, ông Khải lo lắng: “Nếu có việc một nước nào đó đang cố tình thu mua đỉa với giá cao ngất sớm muộn sẽ xảy hiện tượng người dân lén lút gây nuôi, thu mua. Đến thời điểm không bán ra được nữa tất yếu sẽ phát tán ra môi trường tự nhiên thì hậu quả khó lường”.

Cách đây chưa lâu, vào thời điểm cuối năm 2012-2013, một cơn sốt bắt đỉa bán cho thương lái Trung Quốc đã từng diễn ra. Đỉa bán cho thương lái lúc cao điểm có giá tới cả triệu đồng/1kg. "Cơn sốt đỉa" khiến nhiều người dân đổ xô đi bắt đỉa, thậm chí nhiều người nuôi cả đỉa nhưng không ai biết thương lái Trung Quốc mua đỉa về làm gì? Không ai biết thương lái Trung Quốc mua đỉa làm gì, có người bảo để làm giấy, có người bảo làm thuốc, thậm chí là làm xúc xích,...

Đến nay, tình trạng săn bắt, vận chuyển loại sinh vật nguy hại này vẫn diễn ra. Nhiều người không biết rằng đây hành vi bị cấm. Bởi theo quy định, đỉa được xếp vào danh mục sinh vật ngoại lai phải kiểm soát nên không được phép nhập khẩu. Nếu là nhập từ nước ngoài về, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp để xử lý. 

sinh vật nguy hại, buôn bán đỉa, thương lái, Trung Quốc, thực phẩm, đỉa sấy khô, tin-đồn, buôn-bán-đỉa, thương-lái, Trung-Quốc, hoang-mang, đông-y, sinh-vật-nguy-hại

Các lực lượng chức năng tiêu hành tiêu hủy 72 kg đỉa sấy khô

Loạn tin đồn về đỉa

Có lẽ, nỗi ám ảnh từ việc Trung Quốc thu mua đỉa của Việt Nam với giá cao mà chưa có lý giải thỏa đáng khiến nhiều nhiều tin đồn về đỉa lan truyền chóng mặt.

Cuối năm 2012, dân cư mạng xôn xao vì tin đồn nếu ăn phải thức ăn, bánh kẹo từ Trung Quốc sẽ có một ổ đỉa trong bụng. Trên mạng xã hội facebook, các bạn trẻ đã lập nhiều diễn đàn để cảnh báo mọi người với những lời lẽ và hình ảnh rất "thuyết phục": "Người Trung Quốc thu mua đỉa tại Việt Nam, sau đó phơi khô và tán nhuyễn và cho vào sữa, kẹo, thực phẩm và dưa hấu, sau đó xuất sang Việt Nam và các nước khác. Sau khi thực phẩm này gặp môi trường nước như sữa, nước hoặc môi trường ẩm đỉa sẽ sống lại...".

sinh vật nguy hại, buôn bán đỉa, thương lái, Trung Quốc, thực phẩm, đỉa sấy khô, tin-đồn, buôn-bán-đỉa, thương-lái, Trung-Quốc, hoang-mang, đông-y, sinh-vật-nguy-hại

Rất nhiều những tin đồn về việc buôn bán đỉa cho đến nay vẫn chưa có lời giải.

Nghiêm trọng hơn là việc những tin đồn có đỉa trong những sản phẩm thực phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng. Đầu tiên là tin đồn xuất hiện khi một gia đình ở Đông Anh (Hà Nội) phát hiện trong hộp sữa mở nắp đã lâu của gia đình có những sinh vật lúc nhúc màu trắng mà họ nghi là đỉa. Tiếp đó là hàng loạt các hãng sữa khác cũng bị đồn là có... đỉa. Sau đó là thông tin người dân một xã ở Thừa Thiên - Huế khi ngâm miếng bim bim vào chậu nước, hôm sau phát hiện những sinh vật lạ giống đỉa.

Ở một số xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội), nơi mà thời gian đó có nhiều người đến thu mua đỉa với giá cao, liên tục có những thông tin kiểu như vậy khiến người dân vô cùng hoang mang. Lúc thì đỉa xuất hiện khi bổ quả dưa vàng nhập khẩu từ Trung Quốc, khi khác lại là tin một số kẻ lạ mặt bí mật thả đỉa đã cho hút máu của người nhiễm HIV xuống các ruộng...

Hàng loạt tin đồn thất thiệt về đỉa xuất hiện trong các sản phẩm thực phẩm đã làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người tiêu dùng và hoạt động của một số doanh nghiệp.

Để trấn an dư luận, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản bác tin đồn có đỉa và vật lạ trong sữa và bim bim. Cơ quan này cho biết, qua kiểm tra các mẫu vật phẩm thì không hề phát hiện ấu trùng hay đỉa trong sữa và bim bim.

Theo Đông y, đỉa có khả năng chữa nhiều bệnh như đau bụng dưới, yếu sinh lý, u nang buồng trứng... Trong y học hiện đại, đỉa phơi khô được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ máu.

Tuy nhiên, thông tin đỉa phơi khô, tán nhuyễn khi vào cơ thể người sẽ sống lại và kí sinh gây nguy hiểm khiến nhiều người hoang mang.

Về vấn đề này, bác sĩ Vũ Minh Hoàn - Phòng Đào tạo nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền) khẳng định trên báo Dân Việt: Đỉa sau phơi khô, tán nhuyễn không có khả năng tái tạo trong bất cứ điều kiện môi trường sống nào. Y học hiện đại Việt Nam từng dùng đỉa sống hút máu trực tiếp cho những bệnh nhân bị sưng phù, máu đông ứ đọng gây đau nhức. Nhưng việc dùng đỉa sống hút máu trực tiếp rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng và truyền bệnh.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.