Lợn có chất cấm ngập chợ Hà Nội

Hà Nội và xung quanh Hà Nội cũng tràn ngập sản phẩm chăn nuôi sử dụng chất cấm

Hà Nội và xung quanh Hà Nội cũng tràn ngập sản phẩm chăn nuôi sử dụng chất cấm, không có địa phương nào an toàn - Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cảnh báo tại cuộc họp về an toàn thực phẩm trong nông nghiệp chiều 19/10.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết, các đợt thanh tra đột xuất của Bộ đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm, chất ngoài danh mục cho phép, thuốc thú y trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Thanh tra Bộ tiêu hủy tại chỗ 13,3 kg hóa chất vàng ô (VAT YELLOW), tịch thu 20kg chất bột màu trắng không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ,...

Đáng lưu ý, cơ quan này còn phát hiện 1% mẫu thủy sản nhiễm chất độc hại là kháng sinh cấm; hơn 10% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; 16% mẫu thịt phát hiện có chất tạo nạc, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất.

Chất cấm, chất kháng sinh, chăn nuôi, Hà Nội, thịt lợn, thủy sản, Bộ Y tế, chất-cấm, chất-kháng-sinh, chăn-nuôi, Hà-Nội, thịt-lợn, thủy-sản, Bộ-Y-tế, Bộ-NN-PTNT, nhập-lậu

Tình trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh đang diễn ra tràn lan

Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận, có cơ sở chăn nuôi mua cả bịch nilong chất cấm để trộn vào thức ăn. Tình trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản vẫn gia tăng, khiến dư lượng kháng sinh tồn đọng lớn trong cá tôm, tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bộ trưởng Phát cho rằng, việc quan trọng là phải xác định được nguồn gốc các chất cấm, kháng sinh này. Bởi, nếu cứ thử nước tiểu để phát hiện chất cấm thì mới giải quyết được phần ngọn. Bộ trưởng đề nghị Bộ Y tế cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc chất cấm qua đường nhập khẩu, Bộ Công an điều tra, xử lý hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm như với hành vi buôn bán chất ma túy.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long lại cho biết, với y tế, sabutamol về bản chất là thuốc chữa hen phế quản, buộc phải nhập khẩu để chữa bệnh. Thuốc trôi nổi có thể là thành phẩm hoặc do buôn lậu nguyên liệu, hàng xách tay,...

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nói thêm: “Hầu như kháng sinh dùng cho người rất đắt so với kháng sinh trong thú y, nếu tuồn ra dùng trong chăn nuôi thì khá vô lý”.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, các Bộ, ngành cần xem xét xem chỗ nào còn sơ hở thì siết vào. Mặc dù đã có tiến bộ trong việc ban hành văn bản; tổ chức các mô hình sản xuất sạch; chỉ đạo sâu sát, quyết liệt hơn; tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất,... song Phó Thủ tướng cho rằng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề, cần hết sức cố gắng.

Riêng việc triển khai đợt cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm, cần làm tập trung hơn, làm xong phải rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hội Nông dân, Hội Phụ nữ vào cuộc, cảnh báo tới từng hộ dân, người tiêu dùng về nguy cơ chất cấm trong thực phẩm, tập trung vào 3 chất là vàng ô, chất tạo nạc và thuốc bảo vệ thực vật.

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.