Mỗi tháng mọc lên một đô thị

Đó là công bố của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân tại hội thảo “Pháttriển đô thị bền vững” do TP.HCM, Hà Nội và Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 175.

Đó là công bố của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân tại hội thảo “Pháttriển đô thị bền vững” do TP.HCM, Hà Nội và Thừa Thiên - Huế tổ chức ngày 17-5.Sự phát triển đô thị quá nhanh đã làm thay đổi bộ mặt nhiều khu dân cư nhưngcũng làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về giải tỏa đền bù, ùn tắc giao thông, ngậpnước...

Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết nghĩa giữa Hà Nội - Huế - Sài GònTP.HCM (1960-2010).

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân, ba địa phương đều có vị trí, vai tròđặc biệt quan trọng: Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị- kinh tế của đất nước; Huế là TP có nền văn hóa - du lịch đặc sắc, TP di sảncủa nhân loại; TP.HCM là trung tâm kinh tế mạnh và năng động nhất của cả nước.

Ba nguy cơ lớn vẫn còn

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, chobiết theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dự báo đến năm 2015 dân số đô thịcả nước khoảng 35 triệu người, năm 2020 tăng lên khoảng 44 triệu người và nămnăm sau đó khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số cả nước. Hiện cả nước cókhoảng 754 đô thị.

Trong bài tham luận gửi hội thảo, ông Võ Kim Cương, nguyên phó kiến trúc sưtrưởng TP.HCM, cho rằng: “Năm 2010 có lẽ là năm được mùa của hạ tầng TP.HCM vớinhiều dự án lớn hoàn thành như đại lộ Đông - Tây, dự án cải thiện môi trườngnước... có kinh phí lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng.

Mỗi tháng mọc lên một đô thị

Ngày 17-5, UBND Q.1 (TP.HCM) thông báo quyết định cưỡng chế di dời các hộ dân trong khu vực dự án 1 bis - 1 kép Nguyễn Đình Chiểu, Q.1 để giao mặt bằng cho nhà đầu tư xây dựng khu nhà ở và văn phòng làm việc (Ảnh: T.T.D.)

Tuy nhiên, ba nguy cơ lớn của đô thị TP.HCM là tắc nghẽn giao thông, ngập nướcvà ô nhiễm môi trường vẫn còn đó”. Theo ông Cương, nan giải nhất là về giaothông, tỉ lệ dành đất cho lĩnh vực này mới chỉ đạt khoảng 25% so với tiêu chuẩncủa một đô thị hiện đại. Chiều dài đường và hẻm thì nhiều (gần 3.770km) nhưng70% là đường có lộ giới nhỏ hơn 7m. Nhờ người dân chủ yếu đi lại bằng xe máy(90%) nên mới tránh được phần nào nạn ùn tắc.

Dựa vào tốc độ đi lại trung bình hiện nay, ông Cương cho rằng trạng thái giaothông đang ngấp nghé điểm bão hòa. Nghĩa là nếu tăng thêm phương tiện giao thôngthì nạn ùn tắc triền miên khó tránh khỏi. Trong khi theo số liệu từ cơ quan chứcnăng, mỗi ngày TP có thêm hàng trăm ôtô và hàng ngàn xe máy đăng ký mới. Ô nhiễmkhông khí cũng đang ngày một trầm trọng do khí thải giao thông, do có nhiều côngtrường xây dựng, nhiều con đường chưa tráng nhựa...

"Việc tìm cơ chế để chuyển vốn tĩnh từ đất đai và bất động sản sang vốn động để đầu tư phát triển hạ tầng là con đường tạo vốn đúng đắn nhất"

Ông Đặng Hùng Võ (nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường)

Các vùng ven tự phát của Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1975 (phần lớn thuộc quận4, 6, 8, 11...) mật độ xây dựng rất cao, thường từ 80-90%, trong khi hệ số sửdụng đất thấp, tiện ích đô thị thiếu nhưng mật độ dân cư rất cao. Những khu vựcnày đã tạo thành vành đai ngày một cứng (xây dựng nhà kiên cố ngày càng nhiều)bao vây TP.

Do mật độ đường thấp, chỉ có số ít “cửa ra” đổ vào một số tuyến phốchính nên thường gây tắc nghẽn giao thông ngay khu vực trung tâm TP.

Đề xuất thu phí xây dựng

Ông Đoàn Kim Thành, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng nhiều năm quaTP.HCM đã tập trung các nguồn lực, nguồn tài trợ nước ngoài và nhiều hình thứchuy động vốn trong xã hội để đầu tư, nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng của TP.

Tuynhiên nhu cầu đầu tư cho mạng lưới giao thông TP theo quy hoạch cần nguồn vốnrất lớn, vượt xa nguồn vốn cân đối từ ngân sách hằng năm của TP. Theo ước tínhcủa Sở Giao thông vận tải TP, để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng giao thôngđô thị của TP mỗi năm cần đầu tư khoảng 1 tỉ USD, nguồn kinh phí này quá lớn.

Ngoài các hình thức huy động nguồn vốn từ ngân sách, vốn ODA (hỗ trợ phát triểnchính thức), huy động vốn bằng các hình thức đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh -chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao), phát hành trái phiếu, đấu thầu chọnnhà đầu tư, thu phí phương tiện cá nhân vào khu trung tâm TP..., theo ông Thành,có thể tạo vốn bằng cách tăng khung giá đất quy định sau khi cải tạo, nâng cấpcác tuyến đường để tăng nguồn thu cho Nhà nước thông qua thu tiền sử dụng đất,thuế trước bạ...

Mỗi tháng mọc lên một đô thị
Đại biểu xem các loại bản đồ quy hoạch TP.HCM tại hội thảo khoa học “Phát triển đô thị bền vững”sáng 17-5 (Ảnh: Minh Đức)

Một hình thức thu phí khác cũng được đề xuất là thu phí xây dựng đối với các chủđầu tư xây dựng công trình. Cụ thể nếu chủ công trình có diện tích sàn xây dựngcàng lớn thì mức đóng góp phí cho Nhà nước càng nhiều.

Ông Thành cho biết theo đề án nghiên cứu về vấn đề này, với mức phí bình quânbằng 1% giá trị xây lắp công trình của khối kinh tế tư nhân và khối kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài sẽ mang lại nguồn thu khoảng 500 tỉ đồng mỗi năm. ÔngThành đề nghị UBND TP sớm xem xét việc thực hiện phương án này, trình HĐND lấy ýkiến.

Với trung ương, ông Thành đề xuất tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách giữ lại cho TPtừ 26-31% để có thêm nguồn vốn đầu tư các dự án hạ tầng. Vì theo đánh giá của SởTài chính, nếu được áp dụng tỉ lệ điều tiết trên kể từ năm 2011 dự kiến hằng nămTP sẽ có thêm nguồn vốn khoảng 3.800-6.200 tỉ đồng.

620.000

Đó là số căn nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ ở các đô thị trên cả nước. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, đây là kết quả điều tra trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, chất lượng nhà tái định cư, nhà ở tại các khu nghèo của đô thị, tại các chung cư cũ đang xuống cấp nhanh chóng. Tỉ lệ thất thoát nước sạch vẫn ở mức báo động: trên 30%.

Trong khi đó ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường, chorằng việc tìm cơ chế để chuyển vốn tĩnh từ đất đai và bất động sản sang vốn độngđể đầu tư phát triển hạ tầng là con đường tạo vốn đúng đắn nhất.

Để giải quyết bài toán này cần tập trung hoàn chỉnh cơ chế định giá đất, tạokhung pháp lý để xây dựng và phát triển phân khúc thị trường bất động sản cơ sởhạ tầng, xây dựng khung pháp lý chung cho cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” với cácdạng khác nhau: nhà đầu tư bỏ tiền để làm hạ tầng và Nhà nước trả lại bằng cáckhu đất có giá trị tương ứng...

Ông Võ Kim Cương kiến nghị do nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng có hạn trong khi nhucầu rất lớn nên cần phải cân đối vốn, cái nào làm trước cái nào làm sau. Nếukhông sẽ dẫn đến không đồng bộ, gây lãng phí lớn (ví dụ như làm xong nhà nhưngkhông có điện dẫn tới, làm xong cầu nhưng không có đường lên cầu...).

Ông chorằng trước mắt TP nên tập trung cải tạo các nút thắt trên các trục đường chínhnhư nút giao Lăng Cha Cả, Hàng Xanh, Nguyễn Tri Phương - Ba Tháng Hai... và mởrộng một số trục đường đã có để cải thiện năng lực hệ thống đường vành đai nộithành.

Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài cho biết sau hội thảo lãnhđạo ba tỉnh, TP sẽ giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng thu thập và xử lý tấtcả ý kiến của các đại biểu. Trên cơ sở đó cần đề xuất một chương trình nghiêncứu dài hạn, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược pháttriển đô thị của cả nước.

Cần 160 tỉ USD trong 20 năm

Trong bài tham luận của mình, kiến trúc sư Trần Trọng Hanh cho biết sự bùng nổ dân số và gia tăng nhanh chóng dân số đô thị cũng như quá trình đô thị hóa nóng đang mang lại nhiều “căn bệnh đô thị”: khoảng 1/4 dân số đô thị sống trong điều kiện nhà ở không đạt tiêu chuẩn; thiếu các cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, cấp nước, xử lý chất thải; môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng, vệ sinh an toàn dân cư không đảm bảo; tắc nghẽn giao thông... Để tạo ra một “siêu TP”, Hà Nội và TP.HCM mỗi TP cần đến 160 tỉ USD trong vòng 20 năm.

Theo Phúc Huy
Mỗi tháng mọc lên một đô thị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.