Nguy cơ thiếu thịt, Tết này ăn lợn đông đá

Nếu không tổ chức trữ đông thịt ngay từ bây giờ có thể dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng những tháng cuối năm.

Dự báo dịch tả lợn châu Phi sẽ lây lan ra toàn bộ 63 tỉnh thành. Nếu không tổ chức trữ đông thịt ngay từ bây giờ có thể dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng những tháng cuối năm. 

Thống kê mới nhất của Bộ NN-PTNT về dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) cho thấy, tính đến ngày 30/5, đã có 44 tỉnh có dịch với 2 triệu con heo bị chết, phải tiêu hủy. Theo đó, giá thịt lợn hơi trên cả nước cũng bị ảnh hưởng và đang có chiều hướng giảm mạnh.

Cụ thể, từ tháng 3, sau khi có thông tin về tình hình DTLCP lan rộng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, giá lợn hơi đã giảm trên cả nước. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, giá tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, giá lợn hơi đang có xu hướng giảm trở lại do nhu cầu tiêu dùng thấp, dịch bệnh lây lan trên diện rộng, thời tiết nắng nóng và tháng Phật đản nên một bộ phận người tiêu dùng ăn chay.

Hiện nay, giá lợn lại tiếp tục giảm sâu. Tại các địa phương, giá thu mua thịt lợn hơi phổ biến dao động từ 28.000-33.000 đồng/kg. Một số nơi lợn đến lứa xuất chuồng còn khó bán.

Nguy cơ thiếu thịt, Tết này ăn lợn đông đá-1

Dịch tả lợn châu Phi được dự báo sẽ lây lan khắp 63 tỉnh thành nếu không có biện pháp phòng ngừa tốt

Bộ Công Thương nhận định, 3 tháng tới là thời kỳ thấp điểm của việc tiêu dùng thịt lợn (thời tiết nắng nóng, lo ngại trước thông tin vể dịch bệnh) nên sức ép nguồn cung trong thời gian tới sẽ không quá lớn. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, một số địa phương đã bị cấm tái đàn cho đến khi có chỉ đạo mới (Thái Bình, Hưng Yên,... ) thì nguồn cung cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể gặp khó khăn.

Tại cuộc họp bàn giải pháp triển khai chủ trương trữ đông thịt lợn sạch để đảm bảo bình ổn thị trường, tránh thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi do Bộ Công Thương tổ chức chiều 30/5, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, dịch sẽ lây lan ra toàn bộ 63 tỉnh và thành phố, không chừa tỉnh nào. Ngay cả những trang trại, cơ sở lớn, quy mô hiện đại cũng khó tránh khỏi nếu không có giải pháp phòng ngừa tốt. 

Trong bối cảnh DTLCP đang lây lan trên diện rộng và diễn biến phức tạp, nếu không cấp bách triển khai việc trữ đông, có thể để lại hậu quả nặng nề. Ông Tiến khẳng định phải “cố gắng đưa thịt lợn vào cấp đông càng nhanh càng tốt”. Bởi, không tổ chức trữ đông thịt sớm có thể dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng trong những tháng cuối năm.

Theo ông Tiến, giải pháp khả thi bây giờ là tổ chức thu mua lợn sạch để trữ đông, những tháng sau hết nguồn cung thì sẽ cấp lại cho thị trường. Việc kiểm tra thịt lợn sạch không khó, có thể sử dụng phương pháp test nhanh. 

“Đề nghị triển khai đồng bộ, các doanh nghiệp vào cuộc sớm để triển khai có hiệu quả”. Ông Tiến nói và cho rằng, nếu tiêu hủy thì phải có hóa chất, nhân công và quỹ đất, ảnh hưởng môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sẽ lợi hơn nhiều.

Nguy cơ thiếu thịt, Tết này ăn lợn đông đá-2

Để tránh thiếu hụt nguồn cung vào những tháng cuối năm, các bộ ngành đề xuất cần triển khai biện pháp trữ đông thịt lợn ngay lập tức

Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng cần phải triển khai nhanh và sớm, nếu không sẽ không kịp. Song, ông cũng nhấn mạnh, điều quan trọng là lợn thu mua trữ đông phải đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Hiện nay, thịt lợn có giá bán thấp, lại khó bán nhưng mấy tháng tới thì không có mà bán chứ đừng nói giá bao nhiêu”, ông Hải nói. 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, đây là việc không chỉ riêng Bộ NN-PTNT mà của chung cả nước. Trách nhiệm của Bộ Công Thương là đảm bảo cân đối cung - cầu. 

Tại cuộc họp, đại diện các địa phương cho biết, doanh nghiệp rất ủng hộ chủ trương trữ đông thịt lợn, song vấn đề khó khăn nhất hiện nay là kho trữ đông. Hiện rất ít kho đủ tiêu chuẩn, giá thuê kho cũng khá cao. Thêm nữa và khó khăn về vốn và vấn đề kiểm dịch.

Bàn về giải pháp trữ đông thịt lợn, một trong những cơ chế nổi bật được Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT đề xuất là đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ có cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc cấp đông, dự trữ thịt lợn như: chi phí lưu kho, một phần lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ 100% tiền điện phục vụ cấp đông, 50% lãi suất ngân hàng, 100% chi phí kiểm dịch cho sản phẩm thịt đưa vào cấp đông... 

Bên cạnh đó, cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên các gói vốn có lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia triển khai việc cấp đông dự trữ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay cũng như khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh nghiệp thu mua và cấp đông thịt lợn.

Theo VietNamNet


Dịch tả lợn Châu Phi

thịt đông lạnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.