- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Siết vốn nhà đất: Những cơn co thắt đáng sợ
Nguồn vốn thị trường BĐS phụ thuộc rất lớn từ phía ngân hàng chính vì thế mỗi khi có sự biến động về chính sách tài chính đều khiến BĐS ngay lập tức ảnh hưởng.
Nguồn vốn thị trường BĐS phụ thuộc rất lớn từ phía ngân hàng chính vì thế mỗi khi có sự biến động về chính sách tài chính đều khiến BĐS ngay lập tức ảnh hưởng. Sự thay đổi của thị trường BĐS ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế quốc gia.
Thực tế cho thấy, từ năm 2009 tới nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành một số quy định điều chỉnh việc cho vay đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tối đa là 30%, hệ số rủi ro lĩnh vực kinh doanh BĐS chỉ là 100%.
Tại thời điểm 2010, NHNN đã ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tối đai là 80%, hệ số rủi ro lĩnh vực kinh doanh BĐS nâng từ 100% lên 250%. Quy định này có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường BĐS.
Tín dụng tác động rất lớn tới thị trường BĐS |
Trong thời kỳ BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng, đóng băng, Chính phủ đã ban hành một loạt các giải pháp hỗ trợ thị trường, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giải quyết nợ xấu, trong đó có việc NHNN ban hành thông tư 36 ngày 20/11/2014 nới lỏng tín dụng đối với việc giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tối đa từ 80% xuống 60%, hệ số rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh BĐS giảm từ 250% xuống 150%.
Việc ban hành thông tư 36 cùng với việc triển khai quyết liệt các giải pháp chỉ đạo của Chính phủ đã có hiệu quả rõ rệt, đến nay thị trường BĐS đã vượt qua được thời kỳ đóng băng, đang trên đà hồi phục.
Có thể nói, sau hơn 2 năm thực hiện, các giải pháp này đã tác động tích cực đến thị trường BĐS, mang lại hiệu quả rất lớn. Giá BĐS đã ổn định, sát với thị trường sau một thời gian dài giảm sâu tới 30% so với thời kỳ sốt nóng của thị trường. Lượng giao dịch thành công, thanh khoản của thị trường liên tục tăng. Cơ cấu hàng hóa BĐS đã được điều chỉnh hợp lý, hướng tới nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của người mua. Tồn kho BĐS liên tục giảm, tổng giá trị tồn kho đến tháng 2/2016 còn khoảng 47.913 tỷ đồng, đã giảm 80.635 tỷ đồng so với lúc cao điểm.
Hàng loạt doanh nghiệp BĐS, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng đã tái cơ cấu, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, qua đó vượt qua giai đoạn khó khăn, đang ổn định sản xuất. Thị trường BĐS hồi phục cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Dư nợ tín dụng BĐS đang hợp lý
Yêu cầu vốn cho thị trường BĐS hiện nay vẫn còn rất lớn và chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, tính đến nay có khoảng 3.980 dự án phát triển khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đang triển khai với nhu cầu vốn đầu tư trên 4.400.000 tỷ đồng, trong đó lượng vốn cần vay ngân hàng chiếm tới 50-60%, tương đương 2.200.000-2.260.0000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng BĐS hiện nay vẫn đang ở mức hợp lý, tính đến hết năm 2015, có khoảng 392.000 tỷ đồng, chiếm dưới 10% trên tổng dư nợ toàn hệ thống.
Siết nguồn vốn vay người mua nhà sẽ bị ảnh hưởng |
Ông Đinh Duy Trinh, Giám đốc điều hành Công ty Bản Việt Land, nhận xét một dự án BĐS thường phải triển khai một thời gian dài có khi lên đến 5 - 10 năm, thậm chí dự án lớn còn kéo dài hơn. Vì vậy, việc sửa TT 36 theo hướng hạn chế nguồn cung tín dụng trung và dài hạn vào thị trường BĐS sẽ khiến nhiều dự án bị tê liệt”.
Ông Vũ Quang Phấn, Cục phó Cục Phát triển nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), thị trường nóng hay lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng tín dụng là cực kỳ quan trọng. Khi tín dụng siết đột ngột thì thị trường cũng thay đổi luôn. Nếu coi BĐS là rủi ro lớn thì có nguồn tiền cũng không ai dám cho vay. Nguồn không có thì nới lỏng điều kiện cho vay cũng không có tiền mà vay.
Hệ số rủi ro 150-200% là phù hợp
Bộ Xây dựng cho rằng, kinh nghiệm quốc tế, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn không nên quá 60%. Nếu quá 60% sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối nguồn tài chính của tổ chức cho vay. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn vốn cho vay đối với lĩnh vực BĐS thì hệ số rủi ro thường ở mức từ 150-200% là phù hợp.
Nếu điều chỉnh giảm tỷ lệ nguồn vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 40% và nâng hệ số rủi ro từ 150% lên 250% là quá lớn sẽ gây đột biến, ảnh hưởng xấu tới thị trường.
Có thể nói, việc đảm bảo an toàn đối với hệ thống ngân hàng, đề phòng tình trạng bong bóng BĐS trong bối cảnh thị trường đang hồi phục thì việc nghiên cứu giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạ và tăng mức trần cảnh báo rủi ro đối với thị trường là cần thiết, tuy nhiên,cần phải cân nhắc kỹ về mức giảm, nên giảm từ từ, có lộ trình để tránh gây sốc.
Bộ xây dựng đề nghị NHNN xem xét, cân nhắc các yếu tố liên quan trong quá trình sửa đổi thông tư 36 theo hướng không gây đột biến và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn để trực tiếp đầu tư dự án BĐS-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.