- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự thật về chuyện bán cherry trên mạng có thể khiến bạn sốc mấy ngày liền
Sau cả một thời gian vật lộn với câu hỏi đó, tôi đã nghiên cứu bằng rất nhiều cách và...
Trước đây vài tháng, do được 1 anh bạn rủ rê nên tôi mới tập tành kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Thật ra ban đầu rất lo lắng vì trước đây tôi không kinh doanh bán hàng online, thậm chí hơi khó chịu khi thấy bạn bè mình rao vặt bán hàng trên facebook. Đó là chưa kể kinh doanh trái cây lời không nhiều mà lại có rủi ro cao do trái cây không giữ lâu được. Tuy nhiên do gần đây tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục do tôi sáng lập quá thiếu ngân quỹ cho nên tôi bấm bụng làm đại.
Thương vụ đầu tiên của tôi là bán cherry nhập Mỹ online. Giá nhập sỉ từ nhà nhập khẩu là 400.000 đồng/1 ký và nguồn hàng rất hạn chế. Hàng về hạn chế đến mức có khi có người đã đặt bên tôi trước nhưng do nhà nhập khẩu quá ít nên tôi không có hàng để giao.
Tôi lúc đó cũng thắc mắc ghê gớm lắm, cũng là cherry nhập từ Mỹ mà sao có nơi bán 550-600k/1 ký mà có nơi chỉ có 300-400.000/1 ký. Dĩ nhiên là trong khía cạnh kinh doanh kiếm lời, tôi cũng đi kiếm nguồn rẻ hơn nhưng cũng không thể kiếm ra được nguồn nào có giá sỉ rẻ hơn 380.000 đồng/ 1 ký.
Để biết có bao nhiêu nguồn nhập thì dễ ợt chỉ gì, hỏi bạn làm Hải Quan sân bay là biết ngay. Vậy tại sao có những nơi bán 400.000 đồng/1ký? Thậm chí dưới giá 300.000 đồng/1 ký? Bạn có nghĩ có người bán nào bán 1 ký cherry giá 400 ngàn để chỉ để lời 20.000 đồng/1 ký trong khi chịu bao nhiêu rủi ro về mua bán và bảo quản, chưa kể chi phí giao hàng và do giá cherry cao, phải giam vốn để lấy hàng. Nhập 40 ký cherry với vốn gần 20 triệu đồng chỉ để lời 800.000 đồng và bao nhiêu công sức bỏ ra? Tôi thật sự không nghĩ vậy. 20 triệu mua 4-5 cái điện thoại cũ mua bán sang tay thôi cũng đủ lời 2 triệu rồi mà không chịu rủi ro gì hết. Vậy tại sao có nhiều nguồn cherry giá rẻ vậy?
Sau cả một thời gian vật lộn với câu hỏi đó, tôi đã nghiên cứu bằng rất nhiều cách và đã có câu trả lời rất đơn giản: Hàng Trung Quốc và Hàng đã sử dụng chất bảo quản.
Hàng Trung Quốc rẻ thì hiển nhiên rồi, nhưng còn hàng sử dụng chất bảo quản là gì? Cherry ở Mỹ bán giá khá rẻ, chỉ vài usd/ 1pound tức tầm 9 usd – 10 usd/ 1 ký. Tuy nhiên nếu cherry ở siêu thị được trưng bày lâu thì siêu thị bên đó sẽ giảm giá chỉ còn 3 usd/ 1 ký. Người Việt Nam sẽ nhập loại cherry này về VN để bán có giá rẻ hơn.
Tuy nhiên, cherry này vốn dĩ đã được trưng bày lâu nên nếu về VN sẽ bị héo và không ngon, do đó khi nhập về,người bán liền nhúng ngay vào chất bảo quản. Thế là tươi ngon ngay.
Một người đàn anh của tôi bảo là giờ cherry Mỹ nhập về cũng qua cửa khẩu TQ cho giảm thuế suất. Tức là 1 ký cherry Mỹ sẽ được gửi qua TQ sau đó mới từ TQ nhập về VN để giảm thuế suất. Như vậy tức là tốn 2 lần thời gian bay và 2 lần Hải quan kiểm hàng. Vậy làm sao có thể tươi ngon? Cũng chỉ cần nhúng chất bảo quản là xong.
2. Trái cây nhập khẩu: Chênh lệch giá và Sự thật về chất lượng trái cây
Trong 1 thử nghiệm của mình, tôi đã nhờ người thân ở Mỹ ra siêu thị mua ngay 3 ký cherry, gói giấy báo cẩn thận và gửi về VN. Về VN vừa mở ra thì thấy cherry cuống đã rụng và da nhăn. Vậy thì cherry giá rẻ, hàng Mỹ 100% có hóa đơn làm sao có được nếu không dùng chất bảo quản. Rồi những người ham rẻ sẽ thế nào khi ăn loại trái cây cao cấp có nhúng thuốc đó?
Bản thân là người bán, ai mà không muốn có hàng giá rẻ cho dễ bán và đỡ rủi ro, đỡ chôn vốn? Trong suốt thời gian tôi bán cherry tôi đã trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau. Rất shock khi thấy giá bán lẻ bên ngoài còn rẻ hơn giá mình nhập sỉ, chẳng lẽ mình chạy qua bên đó mua luôn về bán cho nhanh? Người anh mà tôi nhập hàng thì tôi hoàn toàn tin tưởng và cũng đã check nhiều lần, anh ấy cũng không thèm giảm giá cho tôi 10.000 đồng dù tôi mua nhiều lần. Vậy nếu muốn bán thì thế nào? Nhiều khi khách đặt hàng, sau đó không có hàng giao, tôi lại bị chửi nhưng làm sao giải thích cho họ được là nguồn hàng cherry Mỹ rất hạn chế. Làm sao nói để họ tin được là hàng ở ngoài toàn hàng Trung Quốc?
Rồi thì khách hàng đòi giảm giá với lý do là cherry cuối mùa. Thú thật là cherry Mỹ cuối mùa thì làm gì còn hàng nhiều nữa mà bán, làm sao giảm giá được? Thật ra lúc đó cherry thị trường giảm giá nhiều là do lúc đó là đầu mùa cherry Trung Quốc nên giá giảm rất nhiều. Nhưng tôi vẫn không thể giảm dù chỉ là 10.000 đồng vì bản thân có lời lộc gì đâu mà giảm giá. Có người chào hàng tôi cherry Trung Quốc, thùng 8 ký chỉ có 1.500.000 đồng, bao bì y như nhập Mỹ và nếu cần họ cho tờ photo bill nhập Mỹ để đưa khách hàng coi.
Tính ra 1 ký chưa đến 200.000, bán 300.000 là quá lời còn gì. Tuy nhiên dĩ nhiên là tôi không làm được điều đó. Hơn 3 năm làm giáo dục phi lợi nhuận, coi tiền bạc không ra gì, tôi đâu thể chỉ vì đồng lời mà bán đồ gian, đồ dỏm được.
Nhưng câu hỏi vẫn còn đó, vậy rốt cuộc mấy vị khách ham rẻ ăn phải mấy cái kia có phải đã bước thêm 1 bước đến gần bệnh ung thư không?
Thời điểm đó, bên tôi không giảm giá mà các shop cao cấp cũng không hề giảm giá. Cherry của họ vẫn bán ở mức 500.000 – 650.000/1 ký và họ vẫn có khách do đã bán lâu năm. Còn mấy shop online với giá rẻ thì sao?
Còn 1 chuyện mắc cười nữa là bên tôi bán giá 480.000/1 ký và miễn phí giao hàng. Bạn tôi bán giá 450.000/1 ký nhưng tính phí giao hàng từ 30 – 60.000 đồng. Hai người đều lấy hàng cùng 1 nguồn. Và rõ ràng là giá bên tôi có lợi cho khách hơn, nhất là khách ở xa. Vậy mà lâu lâu lại có người dùng cái giá 450.000 của bạn tôi để yêu cầu tôi bớt. Nhiều khi không hiểu người Việt Nam nghĩ gì.
Rồi tôi nhập Táo. Giá nhập sỉ là 150.000 đồng/1 ký táo Fuji Mỹ. Tôi bán ra với giá 200.000 đồng/1 ký. Sau đó tôi biết tin là các siêu thị ở Việt Nam bán chỉ với giá 50-70.000 đồng/1 ký táo Fuji Mỹ. Thú thật là lúc đó tôi muốn té xỉu luôn. Tôi ôm 2 thùng táo (20 ký) và thú thật là không bán được ký nào trừ vài bạn bè chơi lâu năm. Cái quái gì thế này? Chẳng lẽ anh nhập khẩu chơi với nhau chục năm, anh anh em em lừa mình?
Cho đến khi tôi ra siêu thị và mua cái táo 70.000 đồng/1ký kia ăn thử mới biết. Lúc đó tôi mới biết tại sao người Việt Nam không thích ăn táo, do cái quỷ táo này toàn bột và chất bản quản. Cắn một miếng là thấy hậu đắng nghét.
3. Trái cây giá rẻ – Sự thật cay đắng mà người Việt vẫn ưa dùng và đổ lỗi cho người bán
Rồi tôi nhập măng cụt, nhãn, bơ về. Thật sự thán phục các nhà bán trái cây giá rẻ. Nhãn tôi mua chỉ cần 2 ngày là rớt không còn cái cành nào và hư gần hết cần xé dù bảo quản mát và kín. Trong khi nhãn các bác bán ngoài xe đẩy xanh tươi mơn mởn, cành lá xum xuê, để cả tuần không thấy hư.
Giá nhãn tôi mua tại vườn dưới Bến Tre sau khi gửi lên Thành Phố là 25.000 đồng/1 ký. Phải ra bến xe lấy hàng, bỏ hết cành lá rơi rụng và những trái hư, bán giá 40.000 đồng chẳng lời bao nhiêu. Vậy mà có khách vẫn đòi miễn phí giao hàng dù chỉ mua 1ký. Có lần tôi định hỏi 1 chị: bộ chị nghĩ em đi lượm được đống nhãn này hả chị . Đi giao cho chị cũng hết gần 40.000 đồng xe ôm mà chị đòi miễn phí giao 1 ký nhãn???
Rồi đến bơ sáp, măng cụt…tất cả những gì người Việt Nam yêu thích là giá rẻ. Họ biết hàng bán ngoài đường là cân thiếu, hàng không rõ nguồn gốc, phơi nắng phơi mưa… nhưng họ vẫn mua và vẫn dùng giá ngoài đường để ép giá người bán. Chỉ cần quan tâm sức khỏe và điều tra 1 chút, xem tivi và báo mạng là họ biết rõ rủi ro, nhưng họ vẫn chấp nhận vì ham giá rẻ. Cho nên không lạ gì tỷ lệ ung thư của người Việt luôn thuộc hàng top.
Đừng đỗ lỗi cho người bán sử dụng thuốc bảo quản hay bán hàng TQ mà nói giả là hàng Mỹ. Chính những người mua đang rất chèn ép người bán. Tôi từng đứng nói chuyện với một anh bán nhãn cùng quê. Anh ấy lấy nhãn loại 2, giá 17.000 đồng đem ra chợ bán giá 25.000 đồng, mỗi ký lời 8.000 đồng. Vậy mà có mấy bà cô vào mua trả giá: 2 ký 40.000 đi. Nhiều khi 1 ký ảnh bán ra chỉ lời 3.000 đồng. Cả ngày bán cả 2-3 cần xé mà lời được hơn 100.000/1 chút. Với lợi nhuận đó làm sao ảnh dám quăng bỏ nhãn hư? Tôi thấy ảnh cũng nhúng từng bó nhãn vào thuốc bảo quản mà cũng không dám nói gì? Tôi có lo cho họ được miếng cơmđâu? Có lo được cho con họ đi học đâu?
Rồi 1 chị bạn bán cherry Mỹ cũng than trời. Chị nhập hàng nhiều mà không bán được do khách trả giá quá. Rốt cuộc chị mua cherry Trung Quốc về trộn chung với hàng Mỹ bán. Chị nói tôi: ai muốn vậy đâu, nhưng không giảm giá là khách không mua.
Các bạn cứ nghĩ đi, trời SG nắng, chỉ cần đi giao hàng từ Quận 5 sang Quận 1 đã thấy mệt và tốn xăng. Vậy mà nhiều anh/ chị mua 1ký nhãn 40.000 đồng đòi giao ở Phú Nhuận miễn phí. Vậy có phải là đang ép người bán mánh khóe không?
Tôi nói bạn biết, bạn ra chợ đầu mối Bình Điền ngồi café 1 đêm là biết ngay bao nhiêu trái cây là từ quê lên và bao nhiêu là từ Trung Quốc. Ra chợ Kim Biên ngồi café 1 buổi là biết ngay bao nhiêu người bán trái cây mua thuốc bảo quản chứ có khó gì đâu. Vậy mà tại sao mua trái cây, vốn dĩ là để tăng cường sức khỏe mà lại đi mua hàng rẻ cho nó hại mình?
Hàng siêu thị ở VN cũng là hàng của các đầu mối lớn bỏ cho siêu thị. Siêu thị ít khi trả tiền ngay nên các đầu mối này có hàng tươi, ngon luôn sử dụng để phân phối cho nhà hàng, shop cao cấp chứ có bao giờ bỏ ưu tiên cho siêu thị đâu mà các bạn ham mua hàng siêu thị quá vậy? Nói vậy chứ hàng ở siêu thị còn dở hơn hàng ở chợ nhỏ nhiều. Đừng lấy giá siêu thị để ép giá người bán hàng online các bạn ơi.
Bán hàng online là chỉ muốn kiếm thêm. Dĩ nhiên lợi nhuận phải cao hơn rủi ro và vốn rồi. Cho người ta lời một ít để người ta kiếm hàng ngon cho mình ăn. Cũng đáng mà phải không?
Người Việt Nam vốn thích chữa bệnh hơn phòng bệnh ,thích uống thuốc hơn ăn trái cây. Nên sự thật là giờ trái cây VN chủ yếu là xuất khẩu qua TQ và Mỹ. Mình ở vùng nhiệt đới, cây trái tươi ngon mà không hưởng thụ để người ngoài ăn hết cái ngon, có phải ngu không?
Sự thật là ở VN, trái cây ô nhiễm rất nhiều và chủ yếu là do người mua quá ép người bán. Bạn nào muốn biết thì mình dẫn xem lái buôn thu trái cây ở nhà vườn. Lái buôn ép giá nhà vườn rồi thu về vựa. Vựa bị đại lý ép giá. Sau đó đại lý lại bị người mua ép giá. Rốt cuộc cả nước toàn ăn hàng dỏm và hàng độc hại. Hàng ngon thì xuất khẩu cho bọn Tàu và bọn Mỹ ăn.
Một anh nhập khẩu trái cây đã nói mình: dân mình ngu bỏ mẹ. Ép giá làm gì để rồi ăn toàn thứ rác rưởi người ta giục đi. Tiền dư để giành mua thuốc uống à?
Cam đoan bài viết này hoàn toàn chân thật.
Theo cachsong.info
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.