- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc sắp 'thoải mái' vào Việt Nam
Sắp tới, nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ được vào Việt Nam với mức thuế suất 0%.
Hàng loạt mặt hàng được xóa bỏ thuế
Theo cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan với 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết cắt giảm về từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020.
Đáng chú ý, trong các nước ký cam kết ACFTA bao gồm cả trung Quốc cùng với Philippines, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Malaysia, Lào, Indonesia, Campuchia, Brunei.
Theo danh sách Chính phủ công bố, các mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế và giảm thuế theo cam kết ACFTA gồm:
Các loại động vật sống như trâu, bò, lợn, ngựa sống, cừu, dê, các loại gà, vịt, ngan ngỗng… dùng để nhân giống. Các loại thịt trâu, bò, thịt lợn, cá các loại (trừ cá phi lê) và nhiều loại thuỷ hải sản khác như tôm, cua, ghẹ… đông lạnh đều được xoá bỏ thuế.

Các sản phẩm bơ sữa, trứng gia cầm, mật ong và các loại ngà, mai, sừng, móng vuốt, san hô, côn trùng cánh cứng.
Khoai tây, rau củ, cà chua, hành tây, tỏi, tỏi tây, bắp cải, súp lơ, su hào, cải xoăn, rau xà lách, cà rốt, củ cải, rau đậu, măng tây, cà tím, cần tây, nấm, ớt, rau chân vịt, quả bí, ngô, dưa chuột, sắn thái lát, khoai lang.
Cây ăn quả gồm có quả hạnh nhân, dừa, quả óc chó, quả hồ trăn, hạt maccadamia, chuối, quả chà là, dứa, bơ, ổi, xoài, măng cụt, cam, quýt, chanh, bưởi, dưa hấu, táo, lê, quả mộc qua, mơ, đào, anh đào, mận, mâm xôi, dâu tây, sầu riêng, hồng vàng, việt quất, nhãn, vải, chôm chôm, mít, me…
Cà phê, chè, gia vị, gừng, nghệ tây, ngô (trừ loại dùng để rang nổ áp thuế 5%), lúa gạo, gạo lứt (trừ gạo Thai Hom Mali áp thuế 20%), bột mì, ngũ cốc khác… cũng đều được áp thuế 0%.
Dầu ăn từ lạc và dầu cọ, hạt hướng duơng, dầu dừa, các loại bánh, chế phẩm từ rau quả. Các loại đồ uống, rượu, nước có ga (trừ bia rượu vang, rượu lên men có thuế 5%), thức ăn chăn nuôi dùng cho gia cầm, lợn được áp thuế 5% đến năm 2018 về 0%.
Chất hữu cơ hoạt động bề mặt (trừ xà phòng), các chế phẩm hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa. Các loại bột màu vẽ, kem đánh răng, sơn, cao su, sản phẩm may mặc, gỗ và các mặt hàng từ gỗ, giấy các loại, vải dệt, bông, sợi tổng hợp, quần áo, lò phản ứng hạt nhân, tua bin hơi nước và các loại tua bin hơi khác....
Ngoài ra còn nhiều mặt hàng khác sẽ được giảm thuế sâu theo lộ trình cam kết đến năm 2018.
Thực phẩm Trung Quốc - Mối lo ngại lớn!
Rõ ràng theo cam kết ACFTA, các loại rau củ quả và thực phẩm từ Trung Quốc sẽ vào Việt Nam với mức thuế 0%. Đây được xem là mối lo ngại lớn đối với người tiêu dùng trong nước, vì hiện nay khi mức thuế chưa giảm xuống 0% nhưng lướt qua các vỉa hè từ nông thôn đến thành thị Việt Nam đều tràn ngập mặt hàng Trung Quốc.
Không những vậy, ngành nông nghiệp trong nước vốn chịu nhiều tác động của điều kiện thời tiết, thiên tai... cũng được dự báo sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng giá rẻ từ trung Quốc đổ bộ vào.
Các mặt hàng này sẽ được nhập khẩu qua nhiều hình thức như: chính ngạch (qua doanh nghiệp, có hóa đơn chứng từ, có C/O); nhập khẩu diện tiểu ngạch và cả nhập lậu. Điều này đang gây áp lực lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng hàng Trung Quốc vào Việt Nam với mức thuế 0% sẽ tạo sức ép lớn cho ngành nông nghiệp nội địa. Trong đó, đặc biệt phải kể đến là mặt hàng nông sản Trung Quốc vì hiện nay nước ta đã nhập rất nhiều mặt hàng này từ Trung Quốc, do đó sự cạnh tranh đã rất rõ. Trong khi đó, nhu cầu thị trường thì luôn luôn đa dạng, giá rẻ thì thu hút nhiều người mua hơn.
"Nhưng điều đáng nói ở đây, giá rẻ lại không đi cùng với hàng rào kỹ thuật cần thiết để chứng minh được về chất lượng thì rất nguy hiểm. Từ lâu chúng ta vẫn kêu hàng Trung Quốc bẩn, không đảm bảo an toàn, chất lượng nhưng những cơ quan kiểm định vẫn toàn công bố chất lượng ổn rồi. Thuế 0%, giá rẻ lại càng khuyến khích nhập tràn lan", bà Lan nói.
Trong bối cảnh một sân chơi hội nhập, bà Lan cho rằng không thể cấm hàng Trung Quốc vào Việt Nam, nhưng phải có biện pháp tự vệ bằng các hàng rào an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định, quy chuẩn.
Đồng quan điểm với chuyên gia Phạm Chi Lan, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cũng khẳng định chắc chắn nông sản Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi hàng Trung Quốc đổ vào với số lượng lớn. Vì theo ông Môn, việc kiểm định chất lượng, an toàn thực phẩm của nước ta còn nhiều hạn chế, rất nhiều thương hiệu dởm từ Trung Quốc nhưng lại được kiểm định nhầm sang hàng từ các nước như: Mỹ, châu Âu...
“Do đó, việc siết chặt quản lý chất lượng thực phẩm Trung Quốc vào nước ta cần phải đặc biệt chú trọng. Cần thiết thì cơ quan kiểm định của hai nước cùng kiểm định” ông Môn đề xuất.
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 36 tỉ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 21,3 tỉ USD.
Phân tích từ thống kê các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam của Tổng cục Hải quan cho thấy doanh nghiệp trong nước đã nhập 45,3 triệu USD hàng thủy sản, 146,9 triệu USD rau quả...
Theo Một thế giới
- Thị trường27/02/2021Những người lười bóc vỏ hạt hướng dương có thể sẽ phải cân nhắc xem video về chiếc máy được cho là "thần thánh", hàng nghìn người đổ xô đi mua này.
- Thị trường28/11/2020Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Thị trường22/11/2020Thị trường vàng trong nước và quốc tế tuần qua có sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư đua nhau bán.
- Thị trường15/11/2020Được các địa chỉ online quảng cáo là đặc sản của Hà Giang nhưng thực chất nhiều dân buôn tiết lộ loại táo đá được bán tràn lan với giá chỉ 10.000 đồng/kg là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Thị trường14/11/2020Giá vàng tăng trở lại khi một bộ phận dòng tiền luân chuyển qua vàng và đồng USD yếu đi.
- Thị trường01/11/2020Sau cơn bão số 9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, tuy nhiên hiện nay mặt hàng tôn và ngói bất ngờ tăng giá cao hơn nhiều lần so với ngày thường.
- Thị trường25/10/2020Các chuyên gia nói với Zing thị trường vàng sẽ trải qua một đợt bùng nổ giá vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. "Làn sóng xanh" có thể giúp giá kim loại quý tăng vọt.
- Thị trường23/10/2020Sau phiên tăng trên vùng 1.925 USD/ounce, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 20 USD trong phiên 22/10 (giờ Mỹ), kéo giá giao dịch hiện tại về mốc 1.905 USD/ounce.
- Thị trường23/10/2020Mưa lũ mấy ngày trước khiến toàn bộ hàng hóa của tiểu thương chợ Hà Tĩnh ngập chìm trong nước, hàng hóa hư hỏng. Tiểu thương ôm mặt khóc vì gia sản tiêu tan trong nước lũ.
- Thị trường26/09/2020Do giá xăng, dầu trên thị trường thế giới hạ nên các doanh nghiệp đầu mối cho rằng giá xăng, dầu trong nước sẽ giảm. Xăng E5 RON 92 có thể giảm 200 đồng/lít, về mức 14.000 đồng/lít.
- Thị trường26/09/2020Là động vật thuộc họ thân mềm chuyên phá hoại cây cối, ốc sên trở thành nỗi ám ảnh của phần lớn những người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nơi coi chúng là đặc sản có giá đắt đỏ, thậm chí chất nhầy từ chúng có giá đắt hơn vàng.
- Thị trường13/09/2020Nhiều loại hải sản cao cấp như cá mú, tôm hùm ế ẩm, giá giảm chưa từng thấy. Song có một nghịch lý là giá tại vựa nuôi rớt giá thê thảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao ngất do thương lái "chặt chém".
- Thị trường12/09/2020Dù giá đắt gấp đôi mật ong thường nhưng mật ong bạc hà - một trong những đặc sản của cao nguyên đá Hà Giang - vẫn rất đắt hàng vì nhiều người lùng mua về ngâm hoặc tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19.
- Thị trường06/09/2020Giá vàng hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp kết thúc tuần không có nhiều biến động của kim loại quý.