Thương nhân TQ dạy người Việt tự lấy đá ghè vào chân

Thu mua cả hoa quả ngâm hóa chất, chè bẩn, gạo mốc... các doanh nhân Trung Quốc đang toan tính điều gì tại Việt Nam?.

Thu mua cả hoa quả ngâm hóa chất, chè bẩn, gạo mốc... các doanh nhân Trung Quốc đang toan tính điều gì tại Việt Nam?.

Doanh nhân Trung Quốc thuê người tẩm hóa chất vào sầu riêng

Ngày 7/12, Công an tỉnh Tiền Giang đã triệt phá một cơ sở chuyên thua mua sầu riêng rồi ngâm với hóa chất lạ để xuất khẩu đi nước ngoài. Người đứng sau cơ sở này chính là những doanh nhân Trung Quốc.

Đó là cơ sở thu mua sầu riêng của Công ty TNHH thương mại Thái Lan (gọi tắt là Công ty Thái Lan, trụ sở chính ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có vựa thu mua trái cây tại chợ trái cây Long Trung đóng trên địa bàn xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Khi cơ quan chức năng kiểm tra, trong cơ sở này có trên 20 công nhân người Việt Nam và hai người Thái Lan đang thực hiện các công đoạn chuyển sầu riêng từ trên xe xuống rồi đem đến cho một nhóm người Thái Lan tuyển chọn, mang vào nhúng thuốc, dán chữ Trung Quốc lên cuống, xếp vào thùng giấy có dán chữ Trung Quốc và đóng thùng mang vào kho chờ đem lên xe đưa đi xuất khẩu.

Một nhân công nữ đang dán tem chữ Trung Quốc vào sầu riêng cho biết, những người Thái Lan chỉ việc gom và tuyển chọn sầu riêng, còn các công đoạn khác họ hướng dẫn để người địa phương làm.

Hóa chất ngâm sầu riêng bị công an Tiền Giang thu giữ.
Hóa chất ngâm sầu riêng bị công an Tiền Giang thu giữ. (Ảnh TTO)


Theo các nhân công ở đây, mỗi thùng trên 40 lít thuốc có thể nhúng được 700 trái sầu riêng lớn, nhỏ. Mỗi ngày cơ sở này sử dụng khoảng 10 thùng thuốc do người Thái Lan pha chế.

Riêng khu pha chế thuốc để nhúng sầu riêng tách biệt và có cửa đóng cẩn thận. Một người Thái Lan đang bơm nước lọc vào phuy khoảng 30 lít rồi cho bột màu vàng, thuốc màu xanh dạng lỏng, một ít thuốc màu vàng dạng lỏng, cùng những hóa chất khác rồi khuấy đều.

Tại cơ quan công an, người này khai nhận: Họ được những doanh nhân Trung Quốc để sang Việt Nam làm việc. Những loại thuốc, hóa chất đem từ Trung Quốc sang. Tất cả số trái cây này sau khi được ngâm hóa chất sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc Indonesia.

"Chè thổ phỉ" có bàn tay của người Trung Quốc

Hiện nay, những vùng nguyên liệu chè tại Việt Nam như Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang... đều xuất hiện tình trạng chè bẩn, "chè thổ phỉ" khiến cho giá trị xuất khẩu mặt hàng này bị sụt giảm nghiêm trọng.

Việt Nam dù được xếp trong top 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới và cũng đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu, nhưng xét về giá trị, chè xuất khẩu của Việt Nam bình quân mới chỉ đạt 1.200 USD/ha, thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu chè khác.

Theo ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, trong một cuộc khảo sát ông đã ghi lại được những hình ảnh hết sức ghê rợn về việc sản xuất chè bẩn, chè thổ phỉ tại Việt Nam. Ông Tuân nói: "Nếu ai đó nhìn thấy hình ảnh này thì có thể sẽ không dám uống trà nữa".

Theo ông Tuân, việc sản xuất “chè thổ phỉ” làm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản bởi nguồn nguyên liệu chè bị mua gom để làm “chè thổ phỉ”. Quan trọng hơn sở dĩ người dân đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” theo đơn đặt hàng từ “bên ngoài” mà không biết được mục đích, ý đồ sâu xa của họ.

“Chè thổ phỉ” xuất hiện chắc chắn có bàn tay của thương lái Trung Quốc”, ông Tuân nói.

Cũng theo ông Tuân, tại thị trường Việt Nam chưa có loại chè này bởi tất cả “chè thổ phỉ” làm ra đều được xuất theo đường tiểu ngạch đi Trung Quốc.

Sản xuất chè bẩn ở Yên Bái.
Sản xuất chè bẩn ở Yên Bái.

Ông Tuân phân tích: "Người dân đang sản xuất “chè bẩn” chỉ để phục vụ một thị trường mà cũng không biết mục đích của họ là gì. Chúng ta đang xuất chè đi 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu 69 thị trường còn lại biết được chuyện “chè thổ phỉ” đang sản xuất ồ ạt tại Việt Nam thì liệu họ còn có dám nhập chè của ta nữa không?

Khi những thị trường khác đã mất, chúng ta lại phải tập trung sản xuất cho Trung Quốc. Đến khi họ đột ngột dừng việc nhập khẩu thì ngành chè Việt Nam sẽ điêu đứng thực sự".

Trung Quốc yêu cầu trộn gạo cấp cao với cấp thấp

Theo thống kê của VFA, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã mua khoảng 3 triệu tấn gạo của Việt Nam (tăng nửa triệu tấn so cả năm 2012), trong đó có 1,76 triệu nhập qua đường chính ngạch, 1,2 triệu tấn còn lại theo đường tiểu ngạch.
 
Như vậy, đến thời điểm này lượng gạo xuất sang Trung Quốc chiếm khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
 
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thừa nhận: “Nếu không nhờ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì”.

Còn ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, tiểu ngạch tăng chứng tỏ đầu ra vẫn tốt, kéo giá nội địa lẫn xuất khẩu tăng theo.

Tuy nhiên, theo ông Đôn, xuất khẩu tiểu ngạch vẫn đầy những mối lo ngại như phía Trung Quốc có thể hủy hợp đồng.

Thứ hai, chất lượng gạo xuất sẽ giảm sút và khó kiểm soát. Hiện nay đã có một số trường hợp DN xuất tiểu ngạch đồng ý trộn gạo cấp cao với cấp thấp theo yêu cầu của nhà nhập khẩu phía Trung Quốc. Việc này có thể sẽ gây rủi ro cho thị trường và thương hiệu gạo Việt Nam về lâu dài.

Và thực tế Trung Quốc đang khống chế hai đầu (giống, phân bón và xuất khẩu) của ngành lúa gạo Việt.

Theo Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.