Bạc người đưa con đi thi

Ráng lên con!

Kỳ thi tốtnghiệp chỉ diễn ra trong ba ngày nhưng tác động của nó lên tâm lý con người thậtdữ dội. Điều này thể hiện qua nhiều trạng thái cảm xúc không chỉ của học sinh màcòn của các phụ huynh. Ai cũng sốt sắng khi lên thăm con. Có những gia đình, cảbố mẹ đã có mặt tại trường để động viên con…

Ráng lêncon!

Các băng ghế đátrong khuôn viên cơ sở 3 trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình) lúcchớm trưa chật kín người. Họ đa số là phụ huynh từ các tỉnh lên thăm con. Mỗingười một tâm trạng nhưng có điểm chung là hầu như ai cũng mang theo một chiếccặp lồng với những món ăn con ưa thích được nấu sẵn ở nhà.

Hai vợ chồng anhNguyễn Văn Lành và chị Trương Ngọc Yến quê Đức Hoà, Long An lên đến trường thìđã gần trưa. Chị hì hụi lấy chiếc cặp lồng từ trong giỏ trao cho cô con gáiNguyễn Thị Yến Nhi, lớp 12C3 và thủ thỉ: “Ráng ăn đi con, toàn món con thíchcả đó. Ăn để có sức khoẻ mới làm bài tốt được”.

Chị Yến cho biết,con chị học giỏi khối A, nhưng khối C hơi yếu, “Vợ chồng lên động viên conmột chút rồi phải về lo công việc. Dù sao lên đây không chỉ con yên tâm mà mìnhcũng đỡ lo”.

Đó cũng là tâmtrạng của nhiều phụ huynh khác. Dù bận cách mấy, trước ngày thi cũng phải lêngặp con, vừa động viên con lại trấn an chính mình. Vợ chồng anh Lê Chí Hoàng,quê Bình Dương có con học lớp 12C5. Con điện thoại về báo kết quả thi thử được46 điểm, môn toán 10 khiến hai vợ chồng mừng húm. Nhưng đến ngày thi vẫn cứ lo:“Bà xã tui kiếm cớ mang đồ ăn cho con nhưng nói thật là muốn gặp con để dặndò con thi cử. Dù sao có mặt mình, con cũng đỡ tủi”.

Bạc người đưa con đi thi
Dỗ con ăn cơm và vỗ về con ráng thi tốt.

Ở băng ghế đábên cạnh, chị Huỳnh Thị Loan, quê Bình Thuận cũng khăn gói vô TP.HCM từ sángsớm và ở trọ tại nhà người quen ở quận 10 để tiếp sức cho quý tử: “Tuibàn ông xã bảo một trong hai người phải vào với con. Tuy điểm thi thử rấttốt, nhưng thằng nhỏ yếu môn Anh văn, mình cũng chả giúp gì được về chữnghĩa nhưng có thể làm chỗ dựa tinh thần cho nó”.

Anh Đỗ Minh Khangcũng chạy xe từ Đồng Nai lên cơ sở 1 trường Nguyễn Khuyến để “dặn dò vài lờivới thằng nhỏ”. Đây là lần đầu tiên anh Khang biết thế nào là cảnh có con đithi tốt nghiệp: “Vui vì con sắp bước qua bước ngoặt mới của cuộc đời, vì kỳvọng con thành đạt. Lo bởi con học mệt quá, bởi con học cả ngày đêm mà vẫn khônghết bài”.

Mong ướcmùa thi

Mặc dù biết nhàtrường sẽ tổ chức xe đưa rước con đến tận hội đồng thi và mình không được đến đónhưng nhiều phụ huynh vẫn khăn gói rời quê đến tận trường, tranh thủ gặp concàng nhiều càng tốt để động viên, vỗ về.

Vợ chồng chị NguyễnThu Hương có mặt tại trường THPT dân lập Thanh Bình từ 9 giờ, chờ con ôn bàixong thì nhờ các thầy giám thị nhắn con ra gặp. Từ Biên Hoà, vợ chồng anh chịngược lên TP.HCM, gặp con buổi trưa và chiều. Những ngày tới, trong lúc con thithì họ vẫn chờ ở trường để được gặp con vì “con bé học nội trú, xa tình cảm giađình, đây là lúc tâm trạng có nhiều thay đổi, dù gặp ít nhưng có mặt cha mẹ thìcon bé sẽ tự tin hơn”.

Còn vợ chồng chịThuỷ, quê Bạc Liêu, cũng có con học tại trường Ngô Thời Nhiệm, cho biết hai vợchồng chỉ có mụn con. Con chị học giỏi nhưng lên cấp ba do theo bạn bè chơigame, học sa sút nên phải lên thành phố học.

Chị Thuỷ cho biết:“Lực học của cháu chỉ trung bình, kết quả thi thử vừa qua cũng không cao lắm, sợcháu buồn nên cả hai vợ chồng cùng lên thuê khách sạn ở để gần con”. Dù lênTP.HCM đã được hai hôm nhưng mỗi ngày vợ chồng anh chị cũng chỉ gặp con được vàitiếng, chở đi ăn, mua sắm cho con thoải mái rồi lại đưa về trường. Hiện tất cảhọc sinh lớp 12 đang được tập trung ở đây để đến ngày thi, nhà trường sẽ cho xeđưa rước học sinh đến hội đồng thi.

Bạc người đưa con đi thi
Bố mẹ thăm, con không chỉ vui mà còn có chỗ dựa tinh thần trong những ngày thi

Dù rất hồi hộp,lo lắng nhưng để tâm trạng này không “lây” sang con, nhiều phụ huynh cố tỏra cứng rắn trước mặt con. Sau khi chở con đang học lớp 12A7 về lại cơ sở 1trường Nguyễn Khuyến chuẩn bị cho đợt “tổng diễn tập” lần cuối trước khithi, anh Nguyễn Văn Dũng bộc bạch: “Tui lo thiệt nhưng không dám nói chothằng nhỏ biết. Đến sát ngày thi cũng phải tập trung ôn bài. Giá như có cáchnào xét tốt nghiệp thay cho thi như bây giờ thì đỡ quá. Đến ngày thi là cảnhà cứ hồi hộp”.

Không như những phụhuynh khác thủ thỉ và vỗ về con, anh Hùng nhà ở quận 2 chạy xe tới trường THPTHà Huy Tập để canh thời gian và quãng đường, bởi: “Sợ ngày mai thi, người tađi đông dễ kẹt xe. Mình chịu khó dượt mấy vòng trước cho chắc ăn, không lại ảnhhưởng đến kết quả thi của con trẻ!”

Trong khuôn viêncác khu nội trú, dễ bắt gặp hình ảnh những học sinh có thể bố mẹ ở xa không đến“tiếp sức” được, thủ thỉ: “Con khoẻ, ba mẹ đừng lo” rồi cúp máy, khuôn mặt trĩunặng. Tuy nhiên, cũng có những phụ huynh hào hiệp, không chỉ lo cho con được ănngon mà trong bịch quà còn có thêm phần cho bạn bè cùng phòng con mình.

“Thấy con tui kểcó mấy bạn ba mẹ ở tít ngoài Bắc không vô thăm được nên hơi buồn. Tui biểu conđộng viên các bạn rồi mua thêm ly nước mía, ký chôm chôm hay bịch bánh quy bảochia phần cho mấy bạn. Tui nghĩ ai cũng thương và hết lòng lo cho con, chẳng qualà không có điều kiện thể hiện ra thôi”, chị Xuân, có con học lớp 12C5,trường THPT Nguyễn Khuyến nói.

Không được gần conlâu nên mỗi lần chở con “trả” lại cho trường, ông bố, bà mẹ nào cũng nán lại,dõi theo bước chân con đến khi con đi khuất mới về. Thời gian tới, họ sẽ cònphải dõi theo như thế trong hành trình học tập cùng con!

Theo Trung Dũng
Sài Gòn tiếp thị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.