Bỏ hay giữ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, nhiều chuyên gia lại bàn đến chuyện có nên bỏ kỳ thi mà theo họ là không có ý nghĩa và tốn kém này.

Ngay saukhi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, nhiều chuyên gia lại bàn đến chuyện có nênbỏ kỳ thi mà theo họ là không có ý nghĩa và tốn kém này.

Nhiều phụ huynhlo lắng khi con trẻ chịu áp lực thi cử bởi hai kỳ thi quá gần nhau. Trongkhi bộ GD&ĐT còn “đang nghiên cứu”, thì nhiều chuyên gia nói “nước đôi”...

Áp lựcvà không hiệu quả

Cho rằng hai kỳthi chỉ cách nhau trong vòng 1 tháng với các học sinh lớp 12 là quá căngthẳng và áp lực. GS Hoàng Tụỵ nêu quan điểm nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.Theo GS này, kỳ thi tốt nghiệp THPT không đánh giá được chất lượng giáo dụcvà tổ chức “rình rang” như hiện nay lại tốn kém.

Bỏ hay giữ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Thi tốt nghiệp THPT: Bỏ hay giữ

Một số chuyêngia khác thì cho rằng, mặc dù, những năm gần đây bộ GD&ĐT đã có những hướngcải cách trong thi cử như ra đề sát với trình độ học sinh, đề thi mang tínhgợi mở… nhưng tiêu cực trong chấm thi và trông thi vẫn còn đó. Phao thi vẫntràn các Hội đồng thi, việc thi cử vẫn chỉ là hình thức, nhưng lại tạo tâmlý không tốt cho thí sinh. Đây cũng chính là lý do một số người đồng tìnhvới quan điểm nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bàn luận về thựctế này, ĐBQH Bùi Thị An cho rằng: “Việc tiêu cực trong thi cử là một chuyệncó thực trong xã hội và chúng ta đang phấn đấu để có được một kỳ thi kháchquan, nghiêm túc hơn. Còn hiện nay, vấn đề thi cử vẫn còn tiêu cực trong cảnước chắc chắn đánh giá, kiểm định chất lượng sẽ không chuẩn được. Nói rằngkỳ thi này làm thước đo chuẩn kiến thức của học sinh phổ thông cũng khôngchuẩn. Thực tế, các nước có nền giáo dục phát triển, họ không quan tâm đếnchất lượng đầu vào mà chủ yếu là chất lượng đầu ra”.

Trao đổi với PV,giáo viên Bùi Thu Cúc (trường THPT Phan Huy Chú- Hà Nội) cho rằng: “Chuyệnáp lực thi cử đối với học sinh, giáo viên là chuyện có thật khi chỉ trongvòng một tháng học sinh đã phải trải qua hai kỳ thi “khốc liệt”, áp lực đểthi đậu, áp lực điểm cao… luôn đè nặng lên vai các em. Tôi nghĩ nên bỏ kỳthi tốt nghiệp THPT vì nó không cần thiết, học sinh đã học đủ 12 năm, saukhi học xong thì nên cấp cho các em chứng nhận đã học xong chương trình phổthông và đủ điều kiện để thi vào đại học nếu các em muốn. Hoặc có thể nhậphai kỳ thi tốt nghiệp và đại học thành một kỳ thi sao cho hợp lý, tiết kiệmhơn bây giờ. Chuyện bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT được rất nhiều giáo viên đồngtình, kể cả lúc đang đi làm nhiệm vụ coi thi, một số thầy cô cũng nói vớinhau rằng, kỳ thi này chỉ có ý nghĩa là đánh dấu quá trình tốt nghiệp củahọc sinh đã hoàn thành nhưng trên thực tế lại không cần thiết. Bởi vì cuốicùng công tác coi thi, tổ chức thi rầm rộ, rình rang cả nước như vậy sẽ rấttốn kém, gây sự căng thẳng cho học sinh”.

Trong khi đó,nhiều chuyên gia về giáo dục lại cho rằng không nên bỏ thi tốt nghiệp THPTvào lúc này vì hiện giờ chưa có cơ sở gì để đánh giá, kiểm định chất lượngcủa học sinh hơn là thi. Có người lại cho rằng chỉ nên bỏ kỳ thi đầu vào đạihọc thôi.

“Tôi không đồngtình với ý kiến này, vì theo tôi nghĩ các trường đại học họ có mục tiêu,phương pháp đào tạo của riêng mình. Do đó hãy để học tự tổ chức thi, tự rađề để phân loại thí sinh mà họ cần hơn là bắt họ phải ăn theo kỳ thi tốtnghiệp THPT. Bản thân các trường đại học họ có quyền nghi ngờ về chất lượngđào tạo phổ thông, họ muốn có một cuộc thi để lựa chọn thí sinh phù hợp vàotrường mình. Vì thế, tôi cho rằng các trường đại học cần tổ chức thi đầu vàolà đúng”, cô giáo Bùi Thu Cúc nói.

Nhiều giáo viêncho rằng, nếu nói việc chất lượng chưa giám sát được thì liệu có giám sátđược chất lượng thi cử không? Theo cô giáo Bùi Thu Cúc: “Tâm lý các em đihọc 12 năm nên khi đi thi các thầy cô vẫn coi thi rất nhẹ nhàng. Kỳ thi vừaqua cả nước có 27 thí sinh bị đình chỉ thi, nói thật một hội đồng thi 600thí sinh thì nếu làm căng cũng có không dưới 27 thí sinh vi phạm quy chế”.

Các thầy cô trựctiếp giảng dạy đều không lo ngại không có “thước đo” chất lượng giáo dục.Học sinh đi học sẽ có bảng điểm, kết quả học tập hàng năm còn chính xác hơnlà tổ chức một cuộc thi như vậy. Đó cũng là một trong những cơ sở để đánhgiá chất lượng học sinh.

Cô giáo TuyếtNhung (trường THPT Liên Hà - Hà Nội) cho rằng: “Nếu nói một cách công bằng,hiện nay kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn có những giá trị riêng của nó, nhưngnhìn về lâu về dài thì không cần thiết nữa vì vừa tốn kém lại vừa căng thẳngđối với học sinh, giáo viên. Tuy thế, không vì nó còn có một chút ý nghĩa màcứ giữ mãi nó, mà vẫn phải tư duy tiến tới sẽ bỏ kỳ thi ấy đi, giống nhưchiếc áo một khi đã không còn hợp với cơ thể nữa, nó quá chật hoặc quá rộng.Kiểm tra học kỳ ở trường còn khó hơn cả thi tốt nghiệp, cô giáo trong trườngkhi đó làm giám thị còn nghiêm khắc, chặt chẽ hơn để rèn giũa các em, hơn làkhi cô giáo đi coi thi tốt nghiệp. Tuy vậy, việc bỏ thi tốt nghiệp THPT làđúng song cần có lộ trình chứ không thể gấp gáp được”.

Bỏ hay giữ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
GS Văn Như Cương

Việc bỏthi... chỉ là thời gian

Theo quan điểmcủa bà An, việc học sinh có bằng tốt nghiệp THPT cũng chỉ là hình thức. “Tôinghĩ sau này khi phát triển thêm một bậc nữa thì tấm bằng tốt nghiệp THPT làchưa đủ để các bạn trẻ vào đời, xin việc, vì nó mới chỉ là trình độ tốithiểu trong xã hội đó. Thật ra mà nói, nhu cầu của thị trường khi chúng tagia nhập WTO là cần cái thực tiễn, khả năng thực tiễn của ứng viên chứ khônghẳn là bằng cấp. Ở đây tôi muốn nói đến thực chất, khả năng thực sự của từngngười, mà muốn có thực chất thì cần xem lại phương pháp giáo dục của chúngta. Cái này phải làm tận gốc, làm từ đầu để khi nào học sinh được đào tạo từbé đến hết cấp ba thì ngoài những kiến thức về giáo dục cần có những kiếnthức về thẩm mỹ, về kinh nghiệm sống, phát triển toàn diện về trí, lực, thể,mỹ chứ không thể cứ mỗi ngày đeo cái ba lô nặng trịch mà không biết cái gìkhác nữa. Chính vì thế, việc tổ chức quá nhiều kỳ thi sẽ là tốn kém, hìnhthức và không hiệu quả”.

Việc bỏ thi tốtnghiệp THPT không thể nói bỏ là bỏ ngay được, cần phải có lộ trình, có sựchuẩn bị chu đáo. ĐBQH Bùi Thị An khẳng định: “Về lâu dài, khi việc kiểmđịnh chất lượng chuẩn, đánh giá chất lượng chuẩn ở các trường phổ thông cơsở thì chuyện bỏ thi tốt nghiệp là được, còn bây giờ thì chưa được. Vì sựđánh giá chất lượng giáo dục phổ thông tại các trường là chưa được chuẩn cholắm, bộ GD&ĐT đã tổng kết, ngay cả việc cho điểm cũng không chuẩn, trong lớpcó hai điểm 10 nhưng chất lượng lại khác nhau. Do đó, việc đánh giá, kiểmđịnh chất lượng chưa chuẩn thì chưa thể bỏ ngay được, vẫn cần thiết cóchuyện đánh giá một cách khách quan hơn bằng việc tổ chức một kỳ thi tốtnghiệp”.

Cùng quan điểmnày, GS Văn Như Cương chia sẻ: “Theo tôi thì trong lúc này chưa thể bỏ kỳthi tốt nghiệp THPT được khi chúng ta chưa có một phương án nào khả dĩ hơnđể đánh giá, kiểm định chất lượng học sinh. Nhưng chúng ta cần thay đổi cáchtổ chức thi, không tổ chức một kỳ thi toàn quốc tốn kém, rầm rộ như thế nàynữa. Một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông mà hiện nay chúng ta làm rầm rộ quá, ồnào quá và cũng rất tốn kém. Vì chúng ta đã biết học lớp 10 lên lớp 11 cũngcần phải có những điểm số nhất định thì mới lên lớp được, lớp 11 lên lớp 12cũng thế, cũng có thi học kỳ đàng hoàng, bây giờ người ta học xong lớp 12rồi thì cũng nên tổ chức một kỳ thi nhẹ nhàng để chứng tỏ học sinh cũng đãhọc xong lớp 12”.

Thực tế, ý kiếncủa GS Văn Như Cương cũng là điều mong muốn của nhiều giáo viên THPT khiđược hỏi về vấn đề này. Đây cũng là vấn đề đặt ra của cải cách giáo dục.“Việc này phải bắt đầu từ việc cải cách tận gốc giáo dục, thay đổi lại tưduy trong giáo dục. Giáo dục học sinh để các em có những kiến thức tối thiểuvề mặt khoa học, kiến thức thì phải giáo dục toàn diện”, ĐBQH Bùi Thị Ankhẳng định. Cũng theo bà An, hiện nay chúng ta vẫn quá nặng về bằng cấp, họchàm, học vị mà không đi vào thực chất. “Tôi cho rằng phải cải cách tận gốcvấn đề giáo dục, chúng tôi sẽ có những kiến nghị với bộ GD&ĐT, không thể đểnhư thế này mãi được”, bà An thẳng thắn.

Việc bỏ thi tốtnghiệpTHPT cũng là vấn đề Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu. Thứ trưởng Nguyễn VinhHiển cho biết: “Ít nhất đến năm 2015 vẫn có thi tốt nghiệp. Sau năm 2015,khi thực hiện thay đổi sách giáo khoa, đổi mới giáo dục, bộ GD&ĐT sẽ thựchiện nhiều thay đổi, hình thức thi để cân nhắc xem có nên giữ hay bỏ kỳ thitốt nghiệp THPT hay không”.

 

Theo bạn, nên bỏ hay giữ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

1. Bỏ thi

2. Vẫn thi nhưng bớt môn thi

3. Giữ nguyên kỳ thi như bình thường

4. Vẫn thi nhưng chỉ lấy điểm tính vào tổng kết năm học, không áp dụng trượt tốt nghiệp thì không được thi đại học.

Theo Nguoiduatin



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.