Chỉ tôn vinh chưa đủ để giữ chân người tài

>> >>

“Đối với tài năngđặc biệt như GS Ngô Bảo Châu, không chỉ là vấn đề tôn vinh, đãi ngộ vật chất màquan trong nhất là tạo cơ chế chính sách và môi trường thuận lợi để họ làm việcvà cống hiến”.


>>
>>  

GS Trần Văn Nhung - nguyên Thứtrưởng Bộ GĐ-ĐT trao đổi với PV:

Với tưcách là Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS nhận định thế nào vềsự tôn vinh dành cho GS Ngô Bảo Châu?

- GS Ngô BảoChâu là một người kiệt xuất và rất đặc biệt. Tôi nghĩ với những tài năng đặcbiệt, thì phải có sự tôn vinh đặc biệt. Không chỉ vì chính con người đó, màthông qua sự tôn vinh ứng xử đó, các nhân tài ở trong nước và người Việt Nam ởnước ngoài sẽ hiểu dù ở đâu họ cũng được cộng đồng xã hội và nhà nước ta thừanhận, tôn trọng.

Chỉ tôn vinh chưa đủ để giữ chân người tài
Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (trái) trao Giải thưởng Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu tại hội nghị - Ảnh AFP/TTXVN

Ngay sau khiGS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng tại Ấn Độ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư chúc mừng. Tại buổi khai mạc phiên họp Thườngvụ Quốc hội sáng 20-8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đã gửi lời chúcmừng GS Châu. Ngày 29-8, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia sẽ diễn ra buổi lễ chúcmừng GS. Ngô Bảo Châu.

Theo GS,nhà nước cần có cơ chế chính sách nào để GS Ngô Bảo Châu cống hiến tài năng củamình cho đất nước?

- Đúng làkhông chỉ tôn vinh, chúng ta sẽ phải tạo cơ chế đó. Tôi xin “bật mí”, Chính phủđã cho phép thành lập Viện Nghiên cứu và đào tạo cao cấp về Toán. Dự kiến mỗinăm Chính phủ sẽ mời GS Ngô Bảo Châu về nước 3 tháng và trực tiếp tham gia điềuhành, nghiên cứu và đào tạo. Hiện nay, GS Ngô Bảo Châu là người Việt Nam, vẫnmang hộ chiếu phổ thông Việt Nam. Vừa qua Thủ tướng đã chỉ đạo cấp hộ chiếungoại giao cho GS Ngô Bảo Châu, cung cấp nhà ở, điều kiện làm việc cho GS Châutrong thời gian ở Việt Nam.

Đề nghị tặng Huân chương Hồ Chí Minh choGS Ngô Bảo Châu

Sáng 19-8, Bộ GD-ĐT đã gửi hồsơ đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho GS Ngô Bảo Châu sang BanThi đua Khen thưởng T.Ư. Hồ sơ sẽ được Ban Thi đua khen thưởng T.Ư thẩmđịnh, trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặngthưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho GS Ngô Bảo Châu. Huân chương Hồ Chí Minhlà huân chương bậc cao thứ nhì của Nhà nước Việt Nam (chỉ sau Huân chươngSao Vàng).

Làm tất cảđiều này là chúng ta đang thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về chính sáchđối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng tôi nghĩ, với những tài năng đặc biệtnhư Ngô Bảo Châu, quan trọng nhất là tạo điều kiện cơ chế chính sách và môitrường để họ cùng làm việc, cống hiến với nhà khoa học trong nước. Môi trườngấy, Chính phủ đang nỗ lực hoàn thiện.

Thực tếthì nhiều tài năng của ta khó phát triển trong nước mà thường ra nước ngoài. Vềtrường hợp GS Ngô Bảo Châu, đang có tranh cãi nên nên hay không nên mời anh vềhẳn để phát triển khoa học đỉnh cao. GS nghĩ sao về vấn đề này?

- Hiện tượngchảy máu chất xám không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà khá phổ biến ở các nước đangphát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Ngay cả những nước phát triển, NhậtBản, Hàn Quốc vẫn có hiện tượng chảy máu chất xám tới Mỹ. Nguyên nhân các nhàkhoa học bị lôi kéo không chỉ vì lương cao, mà họ có nhiều trường phái khoa họcmạnh, cộng thêm điều kiện nghiên cứu tốt. GS Ngô Bảo Châu cũng đang ở trong tìnhtrạng ấy.

Vậy thu hútnhân tài Việt Nam ở nước ngoài về tham gia nghiên cứu ứng dụng trong nước nhưthế nào? Tôi nghĩ không phải bằng cơ chế cứng, là buộc họ phải về nước sinh sốngvà làm việc. Ta phải tạo cơ chế mềm, bằng chính sách thuận lợi và môi trường tốtđể mỗi năm họ có thể về nước một thời gian nhất định để làm việc.

Nhìn ra thếgiới, một số nước đã làm rất tốt đối với việc thu hút nhân tài về lại đất nướcnhư Nhật Bản, Trung Quốc, Israel... Chúng ta cần nghiên cứu để áp dụng.

Xin cảmơn Giáo sư!

Theo Nông thôn Ngày nay



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.