Lò luyện thi, luyện xác?!

Cắn răng gửi con vào "lò luyện"

Sau ngày 4/6, học sinh thi tốtnghiệp xong là dịp "thượng kinh" tìm lò luyện thi cấp tốc. Vì thế, các bậc phụhuynh ở mọi vùng quê Việt Nam gom góp tiền bạc, tài sản cho con theo nghiệp đènsách.

Thế nhưng năm nay, mùa ôn thi đúng vào dịp cả nước gặp đại dịch lợn taixanh trên diện rộng, toàn bộ gia sản nhiều gia đình đều chôn theo đàn lợn, mấttrắng, nhiều học sinh vì thế mà cũng bị lấy đi giấc mơ ĐH. Nhưng đại đa số cácgia đình vẫn cố gắng vay lãi, bán tài sản cho con lên Hà Nội để tầm sư ở các lòluyện siêu tốc. Mà đằng sau ước mơ đèn sách là nỗi nhọc nhằn, nước mắt và hệ lụybuồn kéo theo…

Cắn răng gửi con vào "lòluyện"

Năm nay, Bộ GD-ĐT khẳng định làđề thi ĐH, CĐ sẽ không nằm ngoài kiến thức đã học trong chương trình lớp 12 nênthí sinh chỉ cần học kỹ và biết lượng sức mình là đỗ, không nhất thiết phải báncả cơ ngơi để chen chân vào các lò luyện thi cấp tốc làm gì cho mất tiền, vạthân...

Thế nhưng, tại khu lò luyện thiTrường ĐHSP Hà Nội, chúng tôi bắt gặp nhiều bậc cha mẹ sĩ tử, tay xách nách mangđang lúi húi chen chúc vào tìm lò cho con. Gặp chị Trần Thị Lan, 47 tuổi, ở KimMôn, Hải Dương, có cô con gái vừa thi xong tốt nghiệp là 2 mẹ con lên Hà Nội tìmlò luyện, họ vẫn chưa kịp tìm nhà trọ. Đợi chị Lan đăng ký cho con xong, chúngtôi tiếp cận và được nghe chị than thở: "Buồn lắm, giữa tháng 5, đàn lợn hơn 20con chết hết, người ta đến đem ra đồng chôn. Tiếc lắm, mất trắng chú ạ. Gia đìnhtôi tính cuối tháng 5 bán đi để cho nó đi ôn, ai dè...". Thế rồi, chị Lan nói,sau ngày thi tốt nghiệp cũng định hủy cuộc ôn luyện của con gái. Nhưng bố nósang bên các cô chú trong dòng họ, ai cũng bảo thế này: "Đất mình là đất học,mà dòng họ này chưa có ai đỗ đạt. Lợn nhà ai cũng chết, cũng không có tiền, cónhà bán cả đất, sao ta không làm được? Có bán nhà cũng phải đỗ ĐH". Thế là,bà Lan đi vay lãi được 3 triệu cho con lên Hà Nội luyện thi. Bây giờ, bà bảo chỉcần tìm nhà trọ nữa là bà về quê đi làm phụ hồ kiếm thêm cho con ăn học. Nhìn mẹcon bà Lan đi theo người đàn bà "cò" nhà trọ, tôi biết ở đó, những đồng tiền củamẹ con bà lại “bốc hơi”, rồi mai này cuộc hành trình đèn sách giữa thời bão dịchcủa con bà sẽ ra sao?

Lò luyện thi, luyện xác?!
 Đua nhau đăng ký.

Chị Nguyễn Thị Tươi, chủ quản lýlò luyện thi Phương Phương có tiếng ở khu vực trường ĐHSP Hà Nội cho biết, lịchhọc mỗi ngày thường kín mít, trung bình mỗi phòng luyện thi tổ chức 5 ca khácnhau. Việc tổ chức được 5 - 7 ca do số lượng học sinh theo học quá tăng sau ngàythi tốt nghiệp đang làm các lò luyện căng thẳng, còn phải dồn học sinh cho đủlớp. Chị Tươi còn cho biết thêm: "Có nhiều cha mẹ cùng thí sinh đến đăng ký xinđược giảm giá vì lợn tai xanh, mất hết tài sản rồi. Nhưng chúng tôi cũng như gần30 lò ở đây, làm sao phá giá, mà phá giá thì lấy đâu tiền để chúng tôi thuêthầy, thuê nhà...". Thế là, dù dịch lợn tai xanh đang khiến các bậc phụ huynhthành trắng tay nhưng áp lực học hành và thi cử vẫn khiến họ phải ngược xuôichạy vạy cho ra tiền.

Đến khu luyện thi Đại họcKHXH&NV, tôi cũng bắt gặp những hình ảnh tương tự. Để "tận thu", các chủ lòluyện đành "dồn" lớp cũ để đón lớp mới. Việc dồn lớp ở đây xảy ra như liên khúc,các chủ lò thường dồn ca sáng sang chiều, thậm chí ghép lớp vào ban đêm để kiếmthêm số lượng. Khi chúng tôi có mặt cũng là lúc chủ lò luyện Cao Trí đang đàmphán ghép 5 sĩ tử ôn môn Văn (đã học được gần tháng) sang học với lớp Văn của lòluyện thầy Khang. Khi các sĩ tử yên vị, tôi quan sát thấy bên trong chật kín.Thầy giáo bước vào nhìn khắp lượt, thở dài về sự nóng bức, chật chội do quá tảivà giảng dạy qua loa cho xong buổi dạy. Chúng tôi gặp anh Hòa, từ Quảng Xương,Thanh Hóa đưa con ra ôn thi ở lớp thầy Khang nói: "Lợn chết 30 con, hết sạch;gà chết 100 con, nhưng đặt giấy tờ được 10 triệu, vừa tiền ôn thi vừa tiền thicho thằng con". Anh còn quay ra ngao ngán: "Vác cả gia sản đi để được cái cảnhnhồi nhét, lớp ghép thế này đây?". Gặp thầy Khang, người vừa đứng lớp mônVăn ghép nói trên sau buổi học, ông nói: "Nhìn cảnh ngột ngạt, thí sinh lạiđến chỉ để ngủ, đọc truyện thế này tôi không còn hứng thú đâu mà dạy. Mà cũnglạ, thời dịch, nông dân mất trắng không biết tiền bạc đâu mà họ cho con ônthi?".

Tại khu ôn luyện siêu tốc ĐH BáchKhoa, sau một hồi nghiên cứu tờ lịch học, tôi đăng ký vào lớp A4 nhưng đề nghịchỉ mua vé buổi với lý do muốn học thử trước đã, bà chủ "tư vấn": "Cháu định họcthử thì nên mua vé cả tuần 6 buổi, 12 ca học chỉ 72.000đ, còn mua vé từng buổithì phải 15.000/buổi". Nhưng khi tôi vẫn giữ ý định chỉ mua vé học theo buổi, bàta đành miễn cưỡng ghi phiếu cho tôi. Bà ta quay ra chửi đổng: "Từ sáng tới giờtoàn những thằng học vớ vẩn". Tôi cố nén, giãi bày: "Tiền đâu hả cô. Ở nhàdịch tai xanh, lợn chết, không còn tiền nữa nên chỉ dám học thế thôi". Aingờ, bà ta quay ra bốp chát luôn: "Dịch thì mặc xác nhà mày, nhà mày dịch chứtao dịch à? Không học thì biến". Tôi đành im lặng tìm theo sơ đồ chỉ dẫn đếnmột ngôi nhà 4 tầng khang trang nằm sâu trong ngõ 275 đường Tạ Quang Bửu nhưngđược thông báo "Môn Hoá, lớp A4, thầy C. nghỉ, chiều mai học bù", tôi nghethấy tiếng thở dài của vài sĩ tử "Lại nghỉ, học thế này sao kịp thi". Mànguyên nhân chính là do thầy bận chạy sô không đến lớp kịp, buổi học đành hủytrong sự bức xúc của các thí sinh.

Những đồng tiền cuối cùng

Lò luyện thi, luyện xác?!
 Một lớp luyện thi dột nát.

Không vào được "lò", tôi may mắnlàm quen được với Hơn, quê Thanh Hoá, đã luyện ở lò này. Hơn có hoàn cảnh khá éole, nhà chỉ có 2 mẹ con, bố Hơn một lần ra khơi đã vĩnh viễn không về, năm trướckhi chuẩn bị thi thì mẹ đổ bệnh, Hơn phải ở bên mẹ và bỏ lỡ kỳ thi. Nhà Hơn cóđàn lợn 13 con, để dành cho em thì kỳ này, ai ngờ mới chớm dịch đã chết hết.Trước khi ra Hà Nội, mẹ Hơn đã bán chỉ vàng mà bà ngoại cho mẹ làm của hồi môn,chỉ vàng này khi ốm mẹ cũng không bán, nhưng "đời mẹ khổ rồi con ráng học". Hơnkéo tôi về nhà trọ, căn phòng khoảng 10m2 không giường mà chỉ có 2 chiếc chiếutrải xuống nền xi măng là nơi trú ngụ của 4 sĩ tử đang ôm mộng vào đại học. Hơnnói: "Còn 200.000đ thôi, chắc chỉ ăn, học được mấy hôm, không biết mẹ em vayđâu ra tiền nữa". Hơn còn cho biết, trong làng em năm nay nhiều nhà mấttrắng vì nuôi lợn gặp dịch tai xanh nên việc vay tiền khó khăn lắm. Em bảo, nếuvài hôm nữa không có tiền thì em cũng phải về thôi, rồi tính sau. Nhìn dáng vẻxanh xao gầy guộc vì nhịn ăn của em mà tôi thấy xót xa.

Thế nhưng không phải ai cũng maymắn có được một chỗ ăn, ở, vệ sinh vừa đảm bảo sức khoẻ để đi thi lại vừa túitiền. Với đồng tiền vay, bán tài sản mà giá nhà cho thuê ở xung quanh các trườngĐH lúc nào cũng gấp đôi, gấp ba, thậm chí là gấp 5 - 6 lần! Các gia đình khôngcó phòng cho thuê nhưng vào thời điểm đó cũng tranh thủ "làm kinh tế" bằng cáchdồn... các con lại vào chung một phòng, dành trọn tầng 3, hay tầng 4 cho việc"kinh doanh thời vụ" với giá 30 -40.000 đồng/ngày/người! Mỗi phòng như thế cóthể chứa được cả chục người, đơn thuần chỉ để ngủ mà thôi. Cái được của nhà chothuê dạng này là sạch sẽ và điện nước thoải mái, không bị quá nóng bức. Nếu lànhà sinh viên thì giá rẻ hơn: từ 15 - 20.000 đồng/ngày/người. Đó là giá thuêngắn ngày, còn nếu như thí sinh lên ôn thi cấp tốc (tức là ở chừng một thánghoặc hơn một chút) mà may mắn tìm được một căn nhà bé tí tẹo và nóng bức nào đó,thì giá cũng đột ngột tăng lên gấp đôi. Thế nhưng, không có mấy ai là không phảichịu cảnh chen chúc, nóng nực. Có những nhà chủ tham lam, nhồi nhét tới 10 -15người vào một phòng chỉ chừng 10 - 12m2. Nhưng tâm lý chung của sĩ tử trong thờibuổi khó khăn là cam chịu.

Ngay tại khu trọ dành cho sĩ tửtại ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tôi chứng kiến tình cảnh các chủ nhà luôn épbuộc các sĩ tử và người nhà phải hết sức tiết kiệm nước. Tại phòng trọ của mẹcon chị Hằng đến từ Nam Định, bà chủ nhà tên Liễu quát tháo: "Chỉ tắm thôi,quần áo bẩn để dành vài hôm mang về nhà giặt cũng không sao". Rất bất bìnhnhưng cảnh thuê trọ nên họ phải cắn răng chịu đựng cho qua giai đoạn nước rútnày. Đã thế đồng tiền dành dụm của các em lại bị bòn rút một cách vô lương tâmnhư trường hợp em Nguyễn Văn Bình, quê Thái Nguyên đã phải mất 200.000 đồng để"cò" tìm nhà giúp. Theo như quảng cáo ban đầu của "cò", giá phòng 900.000 đồng,điện 3.000 đồng/số, nước 70.000 đồng/người. Ở được 2 ngày, Bình mới tá hoả khichủ nhà thông báo, phòng Bình đang ở có giá 1,2 triệu đồng. Bình thắc mắc thìchủ nhà giải thích, người tới đây hôm trước không phải là chủ dãy trọ này nênkhông có quyền quyết định giá cả. Tới mức đó, Bình chỉ còn cách... đi tìm mộtcái nhà khác.

Không nhất thiết phải vào lòluyện

Đứng ở góc độ chuyên môn, khôngít nhà giáo đã tỏ ra "hoài nghi" chất lượng của những khóa học theo kiểu cấptốc. Cô Chi Mai - GV một thời nổi tiếng làng "luyện thi" với môn Sinh vật - đãcho biết: "Mỗi lớp có khi lên đến cả trăm học viên, mà GV chỉ tham gia dạy trongkhoảng thời gian khoảng 1 tháng thì đến việc nhớ mặt học viên còn không nổi, nóichi giảng giải cho các em một cách hiệu quả". Thực tế, ở hầu hết các lớp luyệnthi, GV chỉ có đọc, giảng như cái máy, còn học viên thì chép được bao nhiêu cứchép. Còn chuyện đào sâu suy nghĩ hay giáo viên chỉ dạy từng em thì hoàn toànkhông thể.

Thầy Nguyễn Quang Ninh, Trường ĐHSư phạm Hà Nội nhận định: Một số môn thi theo hình thức trắc nghiệm nên thí sinhchỉ cần học ở trường và tự học ở nhà nên không cần phải đến lò luyện thi. Thísinh không nên đổ dồn vào các lò luyện, vì không lò nào dạy cho họ cách trúngtủ, hay hợp với trường mà họ định thi. Bởi vì thi cử là sự tổng kết tinh hoakiến thức của cả quá trình rèn luyện học tập, chứ không thể kỳ vọng nhồi nhét ởđâu trong 1 tháng ôn mà có thể phù phép cho mình có đủ kiến thức để bước vàophòng thi. Hơn nữa, cận ngày mới lao vào học đêm, học ngày rất dễ bị stress vàcó thể "gục" trước kỳ thi.    

Theo Thành Nam
 Sức khỏe đời sống



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.