Người nghiện game có thể thành kẻ sát nhân

Theo quy định, 23h quán internet phải đóng cửa, nhưng nhiều khách vẫn say sưa thâu đêm với ánh sáng hắt ra từ màn hình. Có khách ngồi lì vài ba tháng, thậm chí nửa năm gần như không tắm rửa, ăn luôn tại quán để chơi game cho tiện.

Không chỉ trở thành người tâmthần, một số game thủ đã trở thành tội phạm trộm cắp, cướp của, thậm chí thànhkẻ sát nhân.

Theo quy định, 23h quán internetphải đóng cửa, nhưng nhiều khách vẫn say sưa thâu đêm với ánh sáng hắt ra từ mànhình. Có khách ngồi lì vài ba tháng, thậm chí nửa năm gần như không tắm rửa, ănluôn tại quán để chơi game cho tiện.

Trẻ, già đều nghiện

Theo các chuyên gia, khi bắt đầu bước vào tuổi đi học, thậm chí mới đi mẫu giáo(ba tuổi), trẻ đã có thể chơi và nghiện trò chơi điện tử, vi tính. Người nghiệngame có thể chơi 10 giờ mỗi ngày hoặc 70 - 80 giờ mỗi tuần và gây ra hội chứngnghiện trò chơi điện tử. Hội chứng này xảy ra ở trẻ khi thời gian sử dụng máy vitính để chơi game ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ xã hội, ngăn trở việc học tập,sinh hoạt.

Người nghiện game có thể thành kẻ sát nhân
Ảnh minh họa

Không chỉ trẻ em, người già cũngnghiện game đến mức phải nhập viện. Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Điều trịtâm thần nam và nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, cho biết, một bệnhnhân 60 tuổi ở Bắc Ninh vừa được người nhà ép tới bệnh viện điều trị. Nguyênnhân chỉ vì nghỉ hưu rỗi rãi, con cái trưởng thành nên mua máy tính và học chơi.Nào ngờ, một thời gian sau, ông đam mê tới mức đóng cửa phòng ngồi một mình vàbắt đầu “hành tẩu giang hồ” trong thế giới game. Người vợ của ông trở thành phụtá đắc lực. Ông bảo vợ mua kiếm, đao… Phòng của ông treo đủ loại binh khí từthời Xuân thu - Chiến quốc đến thời hiện đại. Đặc biệt, ông còn bảo vợ mua rượuđể cạnh máy tính để tu luyện ngày đêm. Người nhà không thể vào phòng vì đến gầnlà ông giơ kiếm, la hét: “Muốn ám sát gia gia hả, lũ đạo tặc hãy xem ta thaytrời hành đạo giết các ngươi…".

Trộm cắp, giết người

Tiến sĩ Văn Thị Kim Cúc, Giám đốcTrung Tâm tư vấn giáo dục Ngàn Phố, cho biết có khá nhiều ca đến xin tư vấn đểchữa trị chứng nghiện game, nghiện internet. Một giờ chơi game chi phí rất rẻ,chỉ vài ba nghìn đồng, nhưng để trở thành cao thủ trong thế giới game thì phảibỏ ra nhiều giờ miệt mài “luyện công”, thậm chí thâu đêm suốt sáng.

“Nộicông” càng cao, càng “thâm hậu” thì càng cần nhiều tiền.Vậy là game thủ phải nghĩ cách kiếm tiền, lấy trộm củabố mẹ, người trong nhà, lấy của hàng xóm rồi trộm cắp,thậm chí phạm tội cướp của, giết người...

A. đang học lớp 8 nhưng đã là một “con nghiện” có tiếng.Gia đình không khá giả, bố chạy xe ôm, mẹ vừa mất đượcvài tháng nhưng ngày nào A. cũng “cắm dùi” ngoài quáninternet. Bạn bè trong lớp cũng không hiểu cậu lấy tiềnđâu để chơi game vì mỗi lần nạp thẻ ít nhất mất vài trămnghìn đồng. Một cậu bạn có vẻ thân thiết với A. cười nửamiệng: “Có gì đâu, "bài" của tất cả những đứa mê game làtiền học đóng 200.000 đồng thì xin lên 400.000 đồng.Hoặc xin rồi nói là đánh rơi. Hoặc xin học thêm 5 mônnhưng chỉ đóng 3 môn, số còn lại để đi chơi!”...

Đa số tội phạm liên quan đến game ở lứa tuổi vị thànhniên. Gần đây nhất là trường hợp một em bé 15 tuổi giếtông chỉ vì ông la mắng và không cho tiền chơi game. Bácsĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết, nhiều vụ việc thương tâm đãxảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước chỉ vì game. EmPhạm Đình Cử ở Thường Tín (Hà Nội) tống tiền, giết hạicon của người cô ruột chỉ vì game.  Hay chỉ vì 60.000đồng mà Trần Minh Thuận, 15 tuổi, tạm trú tại nhà ông bàngoại ở Tịnh Sơn (Quãng Ngãi) giết chết người hàng xóm81 tuổi. Rồi trường hợp cháu đẩy bà, cắt tai, đẩy bạnxuống thùng vôi ở Hải Dương cũng chỉ vì game...

Theo Tường Linh
Đất Việt




Bị lực lượng chức năng truy đuổi, lái xe ô tô chở pháo lậu bỏ xe, nhảy xuống sông
Lái xe ô tô chở pháo lậu bỏ chạy gần 20km khi bị Công an TP. Bến Cát (tỉnh Bình Dương) truy đuổi. Tài xế sau đó đã rời xe ô tô nhảy xuống sông bỏ trốn, tuy nhiên, đối tượng sau đó đã bị cơ quan chức năng khống chế, bắt giữ thành công.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.