Nguyễn Đức Nghĩa không phạm tội "giết người man rợ"?

Thầy Đào Xuân Hội, giảng viên bộ môn Luật, trường Đại học Lao động – Xã hội cho biết: Gần như 100% bị cáo có tâm lý chung là đều sẽ kháng cáo, kể cả dân sự. Khi mọi cố gắng đều không có lợi về phía họ, họ sẽ kháng cáo để thủ tục ngày càng kéo dài, họ sẽ càng có cơ hội để sống lâu hơn

Với việc Nguyễn Đức Nghĩakháng cáo toàn bộ bản án, nhiều người tỏ ra khá bất ngờ, kể cả bố của nạn nhânNguyễn Phương Linh cũng như luật sư Nguyễn Anh Thơm, người được Tòa án chỉ địnhbào chữa cho bị can Nguyễn Đức Nghĩa trong phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, theomột số chuyên gia tâm lý và các điều tra viên thì việc kẻ tử tù Nghĩa kháng ánlà điều hoàn toàn rất bình thường.

Thầy Đào Xuân Hội, giảng viên bộ môn Luật, trường Đại học Lao động – Xã hội chobiết: Gần như 100% bị cáo có tâm lý chung là đều sẽ kháng cáo, kể cả dân sự. Khimọi cố gắng đều không có lợi về phía họ, họ sẽ kháng cáo để thủ tục ngày càngkéo dài, họ sẽ càng có cơ hội để sống lâu hơn.

Xem xét lại mọi hành vi giết người và phi tang của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa, thầyĐào Xuân Hội cho rằng tất cả đều diễn biến theo tâm lý hoàn toàn bình thường củamột người bình thường.

Xung quanh vụ "xác chết không đầu", nhiều người lên tiếng tỏ thái độ phẫn nộ vềtội ác không thể dung thứ. Tuy nhiên, theo thầy Đào Xuân Hội: Có một sự thật màngười ta ít khi thừa nhận hoặc nhắc tới đó là: Bất kể người nào cũng có thể trởthành tội phạm. Trong mỗi con người đều luôn luôn tồn tại hai mặt: Thiện và ác.

Nguyễn Đức Nghĩa không phạm tội "giết người man rợ"?
Thầy Đào Xuân Hội, giảng viên bộ môn Luật, trường Đại học Lao động – Xã hội: Việc tử tù Nghĩa kháng cáo là tâm lý hoàn toàn bình thường của một con người rất đỗi bình thường

Trong hoàn cảnh bình thường, conngười ta biết cách kiềm chế vì suy xét được cái được và mất. Tuy nhiên, trongmột hoàn cảnh nào đó, ở một khoảnh khắc nào đó, trong lúc tức giận hoặc do ngoạicảnh tác động, người ta có thể dẫn tới hành vi tội lỗi. Tùy vào từng hoàn cảnh,từng điều kiện sẽ có những động cơ khác nhau, cần phải xem xét một cách khá toàndiện.

Trong vụ án này, dù sao Linh cũng đã chết, không thể trở thành nhân chứng để nêurõ động cơ hành vi tội ác của Nghĩa. Nghĩa có thể tìm ra lý do để bao biện chotội ác giết người của mình.

Theo diễn biễn tâm lý tội phạm, thầy Hội giải thích cho hành động của Nghĩa nhưsau: Sau hành vi giết người, trừ những người có máu lạnh, còn hầu hết đều có tâmtrạng hoảng hốt, lo sợ và muốn che đậy tội lỗi. Và muốn che đậy tội lỗi thì phảiphi tang. Đó là lý do tại sao Nguyễn Đức Nghĩa đã cắt vân tay, chặt đầu, vứt xácnạn nhân nhằm làm mất dấu điều tra của lực lượng cảnh sát.

Với mỗi hành vi, con người ta đều có nhiều lựa chọn. Nguyễn Đức Nghĩa đã lựachọn hành vi che giấu tội lỗi một cách dã man, hết từ sai lầm này tới sai lầmkhác. Và khi mọi tội lỗi bị phanh phui, không còn đường chối cãi, Nghĩa khoanhtay nhận lỗi, mong nhận được sự khoan hồng của luật pháp. Khi luật pháp khôngđứng về phía Nghĩa, Nghĩa sẽ lại tìm mọi cách để tự cứu mình.

“Việc kháng án là quyền của bị can theo quy định của pháp luật và là điều mà aiở trong hoàn cảnh đó cũng sẽ làm, không riêng gì Nghĩa”
– Đó là điều thầyĐào Xuân Hội khẳng định khi nghe tin Nghĩa kháng cáo.

Nghĩa không phạm tội “giết người man rợ”?

Theo một điều tra viên có kinh nghiệm trong quá trình điều tra các vụ án hình sựcủa Bộ Công an (đề nghị giấu tên), nguyên nhân dẫn tới đơn kháng cáo của thủphạm Nguyễn Đức Nghĩa như báo chí đưa tin, do tác động của gia đình hay luật sư,điều đó không hoàn toàn hợp lý.

Theo linh cảm nghề nghiệp của điều tra viên này, trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩađộng cơ cướp tài sản không phải có ngay từ ban đầu. Dĩ nhiên, bản án Nghĩa phảichịu vẫn là “giết người cướp đoạt tài sản” nhưng điều quan trọng ở đây là: Độngcơ này xuất hiện trước hay sau, lại là một vấn đề cần làm rõ. Bởi vì thôngthường, để cướp tài sản có nhiều cách, không nhất thiết bức bách tới mức phảigiết người.

Nguyễn Đức Nghĩa không phạm tội "giết người man rợ"?
Với một người trẻ, nghiện internet như Nghĩa, mọi thứ trong vụ án diễn ra giống như sự sắp đặt của một bộ phim trinh thám.

“Tội cướp tài sản là đúng,nhưng bảo nó xuất hiện trước hành vi giết người thì tôi không hoàn toàn đồngtình” – điều tra viên này nhận xét. "Suy cho cùng, gia đình Nghĩa cũngthuộc dạng kinh tế khá giả, bản thân Nghĩa cũng thỉnh thoảng kiếm được tiền từkinh doanh trò chơi game trên mạng. Hoàng Thị Yến rất yêu Nghĩa, cô gái ấy sẵnsàng trao cả chìa khoá nhà của mình cho Nghĩa, thì việc giết người chỉ để cướp 1xe máy, 1 máy tính xách tay, 1 ĐTDĐ thực sự có đáng không?".

Cũng theo điều tra viên này: "Đây có lẽ là một trong những điểm mấu chốt đểNguyễn Đức Nghĩa kháng cáo".

Tranh luận sau phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Nghĩa, một số độc giả phản hồi chorằng: “Đây không phải là hành vi giết người man rợ, mà là che dấu và phi tang dãman. Nếu hiểu rõ hai sự việc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bản án”.

Với tư cách là một người điều tra, điều tra viên này cũng cảm thấy có phần nàođó oan ức cho bị cáo khi bị truy tố với cáo trạng “Giết người man rợ”.

Theo ông, từ khi Bộ luật Hình sự 1999 ra đời cho đến nay, chưa có khái niệmchính thống giải thích rõ nghĩa như thế nào là thực hiện tội phạm một cách manrợ. Có chăng là tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phánToà án nhân dân tối cao có nêu: "Thực hiện tội phạm một cách man rợ (như chặt ranhiều mảnh, móc mắt, moi gan, bằm nát cơ thể nạn nhân) ".

Điều tra viên trên khẳng định: Xã hội phẫn nộ về hành vi của Nghĩa nên qui kếttội “giết người man rợ”. Tuy nhiên, dư luận đã hiểu không đúng cơ sở khoa học,hành vi của Nghĩa là hành vi che giấu tội ác chứ không phải “giết người man rợ”.

Theo điều tra viên này thì cụm từ “giết người man rợ” đúng nghĩa phải hiểu làgiết dần, giết mòn, giết đến mức người kia cảm nhận được cái chết đến rất gần,đến từ từ như cắt từng đốt ngón tay, chặt từng cánh tay...

Còn trong vụ án này, Nghĩa giếtchết nạn nhân bằng 2 nhát dao, nạn nhân chết rồi Nghĩa mới tiến hành phi tangvật chứng, xác nạn nhân. Ở đây, rõ ràng là khi đã tước đoạt sự sống của người tarồi, cái hành vi “giết người” đã chấm dứt, cho nên không thể đổ lỗi rằng Nghĩađã thực hiện hành vi giết người một cách man rợ.

Đánh giá về cách che giấu dã man, tàn bạo này, điều tra viên trên nhấn mạnh:"Đây là hậu quả tất yếu của phim ảnh và báo chí. Đối với trình độ của Nghĩa,không thể hiểu cặn kẽ được quá trình lần ra manh mối, truy tìm hung thủ như thếnào cũng như tìm kiếm tung tích nạn nhân ra sao. Cậu ta biết được những cách phitang đó đơn giản chỉ qua quá trình xem phim ảnh. Mọi thứ diễn ra giống như sựsắp đặt của một bộ phim trinh thám.

Điều này đã thể hiện rõ trong câu trả lời của Nghĩa với cơ quan công an điềutra: “Vì sao anh lại nghĩ ra cách phi tang xác người yêu cũ dã man đến thế?”.Nghĩa đã lạnh lùng nói: “Vì em xem phim hành động nước ngoài, em nghĩ ngườita chỉ nhận diện được tội phạm qua khuôn mặt và dấu vân tay nên em nghĩ mìnhphải loại bỏ những phần này đi. Sau khi phân xác Linh ra, em bắt đầu nghĩ cáchphi tang mỗi thứ một nơi. Lúc vác xác Linh lên tầng 13, em còn tìm cách đi tránhcamera ghi hình của toà nhà…”

Nghĩa kháng cáo đồng nghĩa với việc sẽ có một phiên tòa phúc thẩm được mở ra đểxét xử vụ án. Mặc dù quá trình xét xử để đưa ra quyết định cuối cùng còn phụthuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý chủ quan của hội đồng xét xử cũng như áp lựctừ phía dư luận, tuy nhiên điều tra viên trên cũng như nhiều chuyên gia phântích khác tin rằng: Dù Nghĩa có cố gắng kéo dài thời gian thế nào đi chăng nữa,có lẽ bản án cũng sẽ không thay đổi.

Ham sống, sợ chết – đó là bản năng của con người

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn (Công ty TNHH tư vấn tâm lý, đào tạo phát triển Cánhân & Cộng đồng) cho biết: Không có gì đáng ngạc nhiên khi một người sắp chếttrỗi dậy khát vọng sống mãnh liệt. Đó là tâm lý của một con người nói chung,không đơn thuần chỉ riêng một tội phạm.

Nguyễn Đức Nghĩa kháng án là điều hết sức bình thường, thậm chí còn vô cùng tỉnhtáo. Việc Nghĩa đưa ra lời kháng cáo vào lúc này có thể đã nằm sẵn trong kếhoạch của Nghĩa, mọi việc được diễn ra theo trình tự, có đường đi nước bước rõràng.

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn phân tích: Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày14/7, Nghĩa cúi đầu nhận lỗi, bày tỏ sự ăn năn hối hận, xin tự nhận mức án tửhình đền tội cho những gì Nghĩa đã gây ra, đã phần nào đó xoa dịu sự phẫn nộ,uất ức, căm hận trong lòng quần chúng. Nghĩa đã bật khóc tại tòa: "Với tội áccủa tôi, chết cũng không hết tội. Chỉ xin mọi người sau này đừng nghĩ về tôi nhưmột sát thủ máu lạnh, mà hãy nghĩ về tôi như một người bình thường bị vấp ngãtrên đường đời”. Với việc sẵn sàng đón nhận cái chết, Nghĩa đã gieo vào lòngxã hội một niềm cảm thông, chia sẻ, ngậm ngùi.

Nguyễn Đức Nghĩa không phạm tội "giết người man rợ"?
 Sẽ lại có một phiên tòa phúc thẩm được mở ra để xét xử vụ án, niềm đau sẽ dai dẳng hay cái ác sẽ hồi sinh?

Mặc dù trước đó Nghĩa khẳng địnhsẽ không kháng cáo, tuy nhiên, càng gần cái chết, con người ta càng thấy quý sựsống hơn bao giờ hết. Giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, conngười có sự đấu tranh quyết liệt, thông thường sẽ lựa chọn sự sống. Bị cáoNguyễn Đức Nghĩa cũng không nằm ngoài qui luật đó. Những ngày cuối cùng ở trạigiam, suy đi, tính lại, khát vọng sống trỗi dậy, nỗi niềm trăn trở, ước mong thathiết được sống lấn át mọi suy nghĩ khác, Nghĩa sẽ tìm mọi cách để kéo dài thờigian để tồn tại.

Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, từ việc Nghĩa khóc trong phiên tòa sơ thẩm tớiviệc kháng cáo có thể đều nằm trong kế hoạch có sẵn và vô cùng tỉnh táo.

Đặc biệt là với một người rất trẻ như Nguyễn Đức Nghĩa, niềm ham sống càng mãnhliệt hơn, mặt khác tâm lý sẵn sàng đón nhận cái chết như những “đàn anh, đànchị” lớn tuổi, từng trải khác ở Nghĩa chưa có.

Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn thì đây cũng là một cơ may cho bố mẹ Nghĩa.

Có lẽ tâm lý của Nguyễn Đức Nghĩa bây giờ cũng giống như một người mắc bệnhAIDS, biết mình gần như chắc chắn nắm trong tay cái chết, nhưng còn sống ngàynào là còn hi vọng ngày ấy. Nghĩa vẫn chờ đợi dù là mong manh một sự thay đổi,khoan hồng của luật pháp hay một may mắn dù là nhỏ nhoi, bấu víu vào một ai đó,có thể là luật sư hoặc một người đỡ đần với mong muốn nhẹ tội. “Dù sao, sựsống kéo dài dai dẳng vẫn hơn lạnh lẽo với nắm đất, tro tàn, về với phù du cátbụi” - Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn nói.
 

Theo Tiểu Phương
VTC News




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.